4 bước thực hiện bảo hiểm ô tô bạn cần biết

Khi đã mua bảo hiểm ô tô bạn không thể bỏ qua các thông tin cần thiết hay quy trình bảo hiểm ô tô khi chiếc xe của bạn gặp phải sự cố hay trục trặc cần giải quyết.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ các quy trình về bồi thường bảo hiểm ô tô.

  1. Tiếp nhận yêu cầu xử lý bồi thường

Phía khách hàng

Khi gặp tổn thất về xe hơi, việc đầu tiên bạn phải làm đó là liên hệ đến công ty bảo hiểm để yêu cầu họ xử lý và bồi thường thiệt hại cho bạn. Có 2 cách đơn giản nhất là bạn liên hệ trực tiếp với tổng đài chăm sóc khách hàng của công ty đó hoặc bạn có liên hệ thẳng với nhân viên kinh doanh - người đã cấp cho bạn giấy chứng nhận bảo hiểm - để yêu cầu sự hỗ trợ.

Bạn cần khai báo với các cơ quan chức năng như cảnh sát giao thông hay chính quyền/ công an địa phương nếu bạn đang gặp trong các trường hợp sau:

- Khi mức tổn thất của bạn đạt mức từ 10 triệu đồng trở lên (trừ những trường hợp tổn thất nhỏ lẻ như: gãy gương, vỡ kính đèn,… hoặc nguyên nhân tổn thất là do những tai nạn nhẹ).

- Vụ việc khó xác định gây tranh cãi không đạt được sự đòng tình từ 2 phía, xảy ra tranh cãi để sau này nhân viên giám định sẽ xác định rõ những tổn thất của xe có nằm trong các điều khoản hợp đồng hay không.

- Bên cạnh đó những hồ sơ giấy tờ không thể thiếu đi kèm với xe là: đăng ký, CMND, bằng lái xe, giấy tờ chứng nhận bảo hiểm,… để chắc chắn rằng bạn không bị phạt do thiếu giấy tờ.

Bồi thường bảo hiểm ô tô

 

Phía công ty bảo hiểm

Khi thông tin của bạn bắt đầu được xử lý, bạn cần phải hợp tác và cùng cấp một số thông tin như sau:

- Chuyển tiếp thông tin của cá nhân đến bộ phận xử lý bồi thường của đơn vị đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (thường là Ban Giám định thiệt hại, tại các Công ty sửa chữa có liên kết với phía công ty bảo hiểm).

- Bên công ty sẽ cần lấy một số thông tin cơ bản để đối chiếu như: họ tên, số giấy chứng nhận bảo hiểm, số điện thoại, địa chỉ,…

- Ngoài ra, nhân viên tư vấn cũng sẽ cung cấp cho bạn về thông tin liên lạc với người đứng ra giải quyết0 vụ việc để khách hàng có thể trực tiếp liên hệ và bàn bạc.

Tùy vào từng trường hợp sẽ có cán bộ giám định bồi thường cụ thể được cử đến cho từng khách hàng để đảm bảo tính minh bạch và chính xác nhất.

  1. Tiến hành giám định tai nạn

Sau khi đã liên lạc, bạn sẽ được công ty bảo hiểm xác nhận họ sẽ cử đại diện đến hiện trường giám định mọi tổn thất về xe trước sự có mặt của chủ xe. Trong trường hợp không có chủ xe, hai bên có thể cử đại diện hợp pháp tới để xác định mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây tai nạn. Mọi chi phí giám định sẽ do công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm.

Nếu không có sự thống nhất về kết quả giám định, nguyên nhân, mức độ thiệt hại giữa chủ xe và công ty bảo hiểm, chủ sẽ có quyền mời giám định viên độc lập tới để tiến hành giám định nhằm đảm bảo tính khách quan.

Trong trường hợp giám định viên độc lập vẫn không nhận được sự chấp thuận của hai bên thì lúc này sẽ phải nhờ đến Tòa án tại nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi cư trú của chủ xe chỉ định giám định viên độc lập. Kết quả mà giám định viên do Tòa án chỉ ra giám định sẽ là bắt buộc phải công nhận đối với cả hai bên chủ xe và công ty bảo hiểm.

  1. Lựa chọn phương án và khắc phục tổn thất

Dựa trên báo các thiệt hại của giám định viên, công ty bảo hiểm có thể xác định được chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất mà họ phải chịu trách nhiệm thanh toán.

Trong trường hợp phải bồi thường bằng cách thay mới bộ phận thì công ty bảo hiểm thường sẽ giữ lại bộ phận hư hỏng, xác xe hay thu hồi những phần có giá trị còn lại của xác xe theo tỷ lệ giữa giá trị bảo hiểm và số tiền bồi thường của công ty.

Thông thường khách hàng sẽ có quyền lựa chọn 2 phương án khắc phục chính là bồi thường tổn thất bộ phận và bồi thường toàn bộ hư hỏng dựa trên thực tế hoặc ước tính.

Đối với việc bồi thường tổn thất bộ phận

- Bạn sẽ được bồi thường chi phí sơn lại toàn bộ xe nếu xe bạn có hơn 50% diện tích sơn bị hư hỏng do tai nạn.

- Bạn sẽ nhận được bồi thường hoàn toàn phí sửa chửa hoặc thay thế trong trường hợp: khi bạn tham gia bảo hiểm xe ô tô, bạn đã đóng số tiền bảo hiểm bằng đúng giá trị chiếc xe của bạn vào thời điểm đó.

- Nếu bạn tham gia bảo hiểm và đóng số tiền bảo hiểm dưới mức giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì số tiền được bồi thường của bạn sẽ được tính thông qua độ chênh lệch tỷ lệ giữa giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm với số tiền bạn đóng bảo hiểm.

Đối với việc bồi thường tổn thất toàn bộ hư hỏng dựa trên thực tế hoặc ước tính 

Khi tham gia bảo hiểm, nếu giá trị bảo hiểm ít hơn số tiền bảo hiểm mà bạn đóng thì số tiền bồi thường sẽ được tính theo giá trị thực tế của xe khi xảy ra tổn thất.

- Trường hợp xe của bạn bị mất cấp hoặc bị cướp sau thời hạn 60 ngày không tìm lại được hoặc khi thiệt hại đối với xe đạt mức từ 75% trở lên đối với giá trị thực tế của xe thì xe bạn được coi là tổn thất toàn bộ.

- Nếu giá trị bảo hiểm cao hơn hoặc bằng số tiền bảo hiểm thì số tiền bạn được bồi thường sẽ bằng với số tiền bảo hiểm được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

  1. Hoàn thiện hồ sơ yêu cầu bồi thường 

Bước cuối cùng bạn cần phải thực hiện đó là hoàn thiện giấy yêu cầu bồi thường và giấy tường trình tai nạn theo mẫu do công ty bảo hiểm cung cấp. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Giấy phép lái xe.

- Giấy chứng nhận đăng ký xe.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường.

- Bản sao bản kết luận điều tra tai nạn của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn có xác nhận của Công an nơi thụ lý tai nạn (nếu có) bao gồm: Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông; Biên bản khám nghiệm hiện trường; Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn; Biên bản giải quyết tai nạn giao thông; Biên bản hoà giải (trong trường hợp sự cố cần phải hoà giải);

- Bản án hoặc quyết định của Toà án (trường hợp có tranh chấp tại Toà án).

- Các biên bản, tài liệu xác định trách nhiệm của bên thứ ba (trong trường hợp tổn thất do bên thứ ba gây ra).

Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn

- Trong trường hợp thiệt hại là về người, bên bị hại phải có giấy tờ y tế giám định tình trạng thương tích của nạn nhân như: Bệnh án; Giấy chứng nhận tỷ lệ thương tật; Giấy ra viện có hiệu lực vào thời điểm sau tai nạn. Nếu không may chủ sở hữu của phương tiện thiệt mạng thì người đứng ra bảo lãnh cần có giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hoặc giấy ủy quyền hợp pháp của mình.

- Trường hợp thiệt hại hàng hóa, người bị hại cần có các chứng từ xác minh giá trị, nguồn gốc hàng hóa như: Hóa đơn; Hợp đồng vận chuyển; Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản xác định tổn thất của chủ hàng và chủ xe do bên có thẩm quyền cung cấp;…

- Trường hợp thiệt hại là về vật chất của xe, bên bị hại cần có các hóa đơn liên quan đến việc sửa chữa, thay thế phụ tùng, mua mới hay biên bản mất cắp tài sản của xe có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Để việc bồi thường thiệt hại có thể diễn ra suôn sẻ, bạn cần phải hoàn thiện các giấy tờ cần thiết trên một cách đầy đủ và chính xác.

Bài viết đã tổng hợp những quy trình thực hiện bảo hiểm ô tô khi xe bạn gặp sự cố hoặc tai nạn. Để có thể hoàn thiện thủ tục đòi bồi thường một cách nhanh chóng và thuận lợi, hãy ghi nhớ 4 quy tắc trên nhé!

#baohiemoto #boithuongbaohiemoto #monfin