Ngân hàng ICBC – Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thế giới

Ngân hàng Công thương Trung Quốc ICBC chính là ngân hàng lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới xét về tổng tài sản.

Ngân hàng công thương trung quốc ICBC là một trong những Ngân hàng hiếm hoi thuộc ”Big Four” - nhóm bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. Cùng tìm hiểu thêm về Ngân hàng ICBC trong bài viết sau nhé!

Logo Ngân hàng ICBC

Thông tin về Ngân hàng ICBC

Tổng quan về Ngân hàng ICBC

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Công thương Trung Quốc.

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Industrial and Commercial Bank of China.

Tên đầy đủ Hán – Việt: Trung Quốc Công thương Ngân hàng Cổ phần hữu hạn công ty.

Tên viết tắt: ICBC (Ngân hàng ICBC).

Mã số thuế: 0104316625.

Địa chỉ: Tầng 3, số 360 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: (+84)-4-62699818.

Fax: (+84)-4-62699800.

Đại diện pháp luật: Chen Zhi Biao.

Giám đốc: Chen Zhi Biao.

Ngày cấp giấy phép: 22/12/2009.

Ngày bắt đầu hoạt động: 16/12/2009.

Năm tài chính: 2009.

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng ICBC

Tháng 9 năm 1983, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã quyết định thành lập ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước tách biệt với các ngân hàng khác.

Chi nhánh văn phòng đầu tiên được mở vào ngày 1 tháng 1 năm 1984 tại Bắc Kinh với tư cách là một ngân hàng địa phương, với số vốn điều lệ là 20,8 tỷ Nhân dân tệ, tổng tài sản ước tính 333,3 tỷ Nhân dân tệ.

Tháng 6 năm 1985, Ngân hàng ICBC đã trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội Ngân hàng Quốc tế. Đến ngày 27 tháng 10 năm 2006, ICBC chính thức chào bán cổ phiếu ra công chúng trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông. Sau khi niêm yết, Ngân hàng ICBC đã trở thành công ty lớn nhất trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và lớn thứ ba ở Hồng Kông.

Năm 1999, ICBC đã mở chi nhánh tại Luxembourg và đây trở thành trụ sở chính của Ngân hàng tại châu Âu vào năm 2011. ICBC Châu Âu điều hành một mạng lưới chi nhánh tại các thành phố lớn khắp châu Âu như Paris, Amsterdam, Brussels, Milan, Madrid, Barcelona, Warsawa và Lisbon.

Ở châu Á, các hoạt động tại Hồng Kông của Ngân hàng Ngân hàng ICBC được điều hành bởi ICBC châu Á. Ngân hàng cũng đã mua lại chi nhánh Hồng Kông của Fortis Bank và đổi tên nó vào ngày 10 tháng 10 năm 2005. Trong cuộc chạy đua dự kiến phát hành lần đầu ra công chúng, vào ngày 28 tháng 4 năm 2006, ba nhà đầu tư chiến lược đã bơm 3,7 tỷ USD vào ICBC. Đó là Goldman Sachs đã mua 5,75% cổ phần Ngân hàng với 2,6 tỷ USD, đây là số tiền lớn nhất mà Goldman Sachs từng đầu tư. Dresdner Bank (một công ty con của Commerzbank) đầu tư 1 tỷ USD và American Express với 200 triệu USD.

Ngân hàng ICBC đã đồng loạt niêm yết trên cả hai sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải vào ngày 27 tháng 10 năm 2006. Đó là lần phát hành ra công chúng lớn nhất thế giới với tổng giá trị lên tới 21,9 tỷ USD, vượt qua kỷ lục trước đó của NTT DoCoMo, một công ty của Nhật Bản với 18,4 tỷ vào năm 1998.

Năm 2010, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã phá kỷ lục này của ICBC khi thu về 22,1 tỷ đôla Mỹ. Ngân hàng ICBC nhanh chóng trở thành Ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc cũng là công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải.

Ngân hàng ICBC đã huy động được thêm ít nhất 14 tỷ USD ở Hồng Kông (cổ phiếu H) và 5 tỷ USD tại Thượng Hải (Cổ phiếu A). Giá trị của ICBC tăng lên 21,9 tỷ USD (17% giá trị thị trường so với đợt phát hành lần đầu), trong đó có 16 tỷ ở Hồng Kông và 5,9 tỷ ở Thượng Hải. Sau đợt chào bán toàn cầu, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do lên đến 22,14% tổng vốn hóa thị trường.

Vào cuối ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu của ngân hàng đóng cửa ở mức tăng gần 15% tại 3,52 USD/cổ phiếu ở Hồng Kông, so với giá niêm yết trước đó là 3,07 USD. Trong khi đó, cổ phiếu A niêm yết tại Thượng Hải của ICBC ghi nhận mức tăng khiêm tốn hơn và kết thúc tăng 5,1% so với giá chào bán là 3,12 USD.

Vào tháng 8 năm 2008, ICBC trở thành ngân hàng Trung Quốc thứ hai kể từ năm 1991 được sự chấp thuận của Chính phủ liên bang cho phép thành lập chi nhánh tại thành phố New York.

Ngày 20 tháng 5 năm 2011, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (Ngân hàng ICBC ) thành lập thêm hai chi nhánh ở Pakistan, một ở Karachi, một ở Islamabad.

Đến ngày 18 tháng 8 năm 2011, Ngân hàng ICBC đã vượt qua cuộc kiểm tra từ Ngân hàng Nhà nước Pakistan và bắt đầu hoạt động kinh doanh tại đây.

Tháng 11 năm 2012, Ngân hàng ICBC đã chi 600 triệu đôla mua 80% cổ phần của Standard Bank Argentina (công ty ngân hàng lớn nhất châu Phi) và kinh doanh tại 103 chi nhánh của ngân hàng tại Nam Mỹ.

Đây là hoạt động mua bán lớn nhất của một ngân hàng Trung Quốc ở Mỹ Latinh. Tại Argentina, ICBC có 1.000.000 khách hàng cá nhân, 30.000 công ty thuộc tất cả các lĩnh vực và hơn 1600 công ty con.

Năm 2013, Ngân hàng ICBC công bố rằng họ đang đàm phán với Standard Bank để mua lại hoạt động kinh doanh tại Luân Đôn với hơn 500 triệu USD.

Ngày 24 tháng 9 năm 2014, ICBC chi nhánh Kuwait khai trương tại Thành phố Kuwait trở thành ngân hàng Trung Quốc đầu tiên có mặt tại quốc gia này. Đây cũng là chi nhánh thứ tư tại Trung Đông sau Dubai, Abu Dhabi và Doha. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Kuwait Abdulmohsen Al-Madaj, chủ tịch ICBC Khương Kiến Thanh và đại sứ Trung Quốc tại Kuwait đã tham dự lễ khai trương.

ICBC không chỉ là ngân hàng Trung Quốc đầu tiên thành lập chi nhánh hoạt động ở Trung Đông mà còn là ngân hàng Trung Quốc lớn nhất trong khu vực này xét về tổng số chi nhánh và quy mô kinh doanh. Việc thành lập ICBC Kuwait đã tối ưu hóa mạng lưới dịch vụ của ngân hàng này ở Trung Đông, là thành tựu quan trọng trong chiến lược hoạt động quốc tế của họ. Cuối năm 2014, Ngân hàng ICBC trở thành ngân hàng số 1 thế giới tính theo vốn cấp 1 và được The Banker xếp hạng là Ngân hàng Toàn cầu của năm.

Năm 2015, Ngân hàng ICBC tiếp tục củng cố sự hiện diện của mình tại Trung Đông và Châu Âu bằng cách mua lại Tekstil Bank của Thổ Nhĩ Kỳ và thành lập chi nhánh ICBC Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 18 tháng 11 năm 2016, ngân hàng đã nhận được giấy phép để nhận tiền gửi ở Nga.

Vào ngày 10 tháng 10 năm 2017, Ngân hàng ICBC đã mở một văn phòng chi nhánh ở Houston, Hoa Kỳ, trở thành ngân hàng Trung Quốc đầu tiên mở một cơ sở ở Houston. Lợi nhuận ròng báo cáo trong quý ba tăng đến 3,3%.

Tổ chức Ngân hàng ICBC:

Thành viên chủ chốt:

  • Lưu Đình Hoán (tháng 1 năm 1997 - tháng 2 năm 2000).
  • Khương Kiến Thanh (tháng 2 năm 2000 - tháng 10 năm 2005).
  • Dương Khải Sinh (tháng 10 năm 2005 - tháng 5 năm 2013).
  • Di Hội Mãn (tháng 5 năm 2013 - tháng 9 năm 2016).
  • Cốc Chú (tháng 9 năm 2016 - nay).

Công ty con:

  • Ngân hàng Công thương Trung Quốc châu Á.
  • Ngân hàng Công thương Trung Quốc Canada.
  • Ngân hàng Công thương Trung Quốc Macao.
  • Ngân hàng Công thương Trung Quốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Thành tựu và giải thưởng của Ngân hàng ICBC

Sau đây là một số các giải thưởng, thành tựu chính của Ngân hàng ICBC từ năm 2004 đến năm 2018:

Năm 2004:

  • Ngân hàng lưu ký tốt nhất Trung Quốc. (Global Custodian)
  • Ngân hàng tốt nhất Trung Quốc (The Banker, Euromoney)
  • Ngân hàng nội địa tốt nhất Trung Quốc (Finance Asia)
  • Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Trung Quốc (The Asian Banker)
  • Doanh nghiệp được đánh giá cao nhất Trung Quốc (The Economic Observer)
  • Hiệu suất bán hàng xuất sắc nhất tại Trung Quốc (The Economic Observer)

Năm 2005:

  • Giám sát Ngân hàng tốt nhất Trung Quốc (Tạp chí The Asset và Global Custodian công nhận)
  • "Ngân hàng tốt nhất Trung Quốc" & "Ngân hàng có dịch vụ điện tử tốt nhất Trung Quốc” (Global Finance)
  • Ngân hàng thương mại tốt nhất Trung Quốc (Asiamoney)
  • Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Trung Quốc (The Asian Banker)

Năm 2006:

  • Ngân hàng điện tử tốt nhất Trung Quốc (Tạp chí CFCA and co-sponsored by Financial Times công nhận)
  • "Ngân hàng quản lý tiền mặt - nhân dân tệ tốt nhất Trung Quốc" (Asiamoney)
  • Giao dịch cổ phiếu của năm (IFR Asia)
  • Giao dịch của năm (Financial Controller)
  • “Ngân hàng mới nổi tốt nhất”, “Ngân hàng tốt nhất Trung Quốc”, “Ngân hàng điện tử được đánh giá cao nhất trên toàn cầu” (The Banker)
  • Ngân hàng quản lý đầu tư trực tuyến tốt nhất Châu Á (Global Finance)

Năm 2007:

  • Ngân hàng tốt nhất năm
  • Ngân hàng tốt nhất Trung Quốc
  • Giao dịch của năm
  • Ngân hàng thương mại tốt nhất Trung Quốc
  • Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Trung Quốc

Năm 2008:

  • Đổi mới tốt nhất trong sản phẩm (Master Card)
  • Báo cáo thường niên tốt nhất Trung Quốc (Lafferty Group)
  • Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Trung Quốc (TRIPLEA)
  • Huy chương đồng giải thưởng Vision Award

Năm 2009:

  • Top 50 tài chính toàn cầu (Institutional Investor)
  • Ngân hàng thương mại tài chính tốt nhất Trung Quốc (Global Finance)
  • Ngân hàng quản lý tiền mặt và ngân quỹ tốt nhất tại Trung Quốc (Global Finance)
  • Ngân hàng tốt nhất Trung Quốc (Global Finance)
  • Trang web Ngân hàng tiêu dùng tích hợp tốt nhất châu Á (Global Finance)
  • Ngân hàng giao dịch tốt nhất (Global Finance)

Năm 2010:

  • Ngân hàng doanh nghiệp tốt nhất
  • Nhà cung cấp được xếp hạng hàng đầu trong nước
  • Đại lý của năm
  • Giải thưởng thành tích chuyên nghiệp
  • Top 10 thương hiệu cạnh tranh toàn cầu

Năm 2011:

  • Ngân hàng tốt nhất Trung Quốc (The Banker)
  • Ngân hàng doanh nghiệp tốt nhất Trung Quốc (Global Finance)
  • Ngân hàng cá nhân tốt nhất Trung Quốc (Euromoney)
  • Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Trung Quốc (The Asian Banker)
  • Ngân hàng quản lý tiền mặt trong nước tốt nhất tại Trung Quốc (The Asian Banker)

Năm 2012:

  • Dịch vụ ngân hàng tư nhân tốt nhất ở Trung Quốc (Euromoney)
  • Ngân hàng thương mại kim loại quý tốt nhất tại Trung Quốc (The Banker)
  • Giao dịch của năm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (The Banker)
  • Ngân hàng doanh nghiệp tốt nhất (Global Finance)
  • Ngân hàng bảo lãnh trái phiếu tốt nhất tại Trung Quốc (Global Finance)
  • Dịch vụ quản lý đầu tư tốt nhất Châu Á (Global Finance)

Năm 2013:

  • Ngân hàng giao dịch tốt nhất (Global Finance)
  • Ngân hàng doanh nghiệp tốt nhất Trung Quốc (Global Finance)
  • Ngân hàng quản lý tiền mặt trong nước tốt nhất tại Trung Quốc (The Asian Banker)
  • Ngân hàng doanh nghiệp tốt nhất Trung Quốc (Global Finance)
  • Ngân hàng của năm (Euromoney)

Năm 2014:

  • Ngân hàng ICBC được công nhận là Ngân hàng toàn cầu của năm (The Banker)
  • Giao dịch của năm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (The Banker)
  • Ngân hàng tiêu dùng tốt nhất Trung Quốc (Global Finance)

Năm 2015:

  • Ngân hàng thị trường mới nổi tốt nhất
  • Ngân hàng tiêu dùng tốt nhất Trung Quốc (Global Finance)
  • Ngân hàng giao dịch tốt nhất (Global Finance)
  • Ngân hàng doanh nghiệp tốt nhất Trung Quốc (Global Finance)

Năm 2016:

  • Công ty niêm yết tốt nhất (Ta Kung Wen Wei Media Group)
  • Đối tác tốt nhất của Visa (Visa Inc.)
  • Nhà trái phiếu nội địa tốt nhất Trung Quốc (The Asset)

Năm 2017:

  • Ngân hàng thị trường mới nổi tốt nhất thế giới (Global Finance)
  • Nhà DCM tốt nhất (FinanceAsia)
  • Đại lý điện Trung Đông của năm (Project Finance International)

Năm 2018:

  • Thành tựu lãnh đạo ngân hàng của năm khu vực châu Á-Thái Bình Dương (The Asian Banker)
  • Trái phiếu xanh tốt nhất tại Trung Quốc (The Asset)
  • Ngân hàng giao dịch tốt nhất cho tài chính trái phiếu (Asiamoney)
  • Giải thưởng tăng trưởng kinh doanh tốt nhất (VISA International)
  • Đối tác sáng tạo nhất của MasterCard (MasterCard Worldwide)

Sản phẩm của Ngân hàng ICBC

  • Tài khoản thanh toán, tiết kiệm cho cá nhân và doanh nghiệp.
  • Chuyển tiền trong và ngoài nước.
  • Thu đổi ngoại tệ, nội tệ.
  • Tài khoản thanh toán, tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn ưu đãi.
  • Tiền gửi có kỳ hạn
  • Chứng chỉ tiền gửi
  • Mở tài khoản tiết kiệm, gửi tiết kiệm
  • Cho vay có kỳ hạn, cho vay thấu chi, vay thế chấp, …
  • Tín dụng luân chuyển
  • Tài trợ xuất nhập khẩu
  • Cho vay mua ô tô, mua nhà, vay du học
  • Dịch vụ ngân hàng điện tử: Mobile Banking, SMS Banking, Internet Banking
  • Thẻ ATM: Thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ ghi nợ, …
  • Bảo lãnh: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • Thanh toán lương, thanh toán hóa đơn
  • Thanh toán séc: Trong và ngoài nước
  • Dịch vụ hối phiếu: Hối phiếu chuyển đi và hối phiếu nhận về
  • Phát hành: Thư tín dụng giáp lưng, dự phòng, chuyển nhượng, xác nhận, …
  • Nhờ thu
  • Tư vấn

Tư vấn các sản phẩm của Ngân hàng ICBC

Monfin.vn được sở hữu và điều hành bởi Monfin Việt Nam (MONKEY FINANCE), một startup Fintech hàng đầu tại Vietnam cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm cho hàng chục ngàn khách hàng trên toàn quốc.

Monfin cung cấp các sản phẩm phổ biến bao gồm: Tài chính cá nhân, bảo hiểm, thẻ tín dụng, vay tín chấp, vay mua xe, vay mua nhà ... theo yêu cầu của khách hàng.

Để nhận được tư vấn tận tình các sản phẩm của Ngân hàng ICBC, bạn hãy điền vào form liên hệ dưới dây hoặc liên hệ ngay với chúng tôi tại đây.

#NgânhàngICBC #MONFINVN #nganhangcongthuongtrungquoc