Thay đổi nghề nghiệp thành công trong 10 bước

Thay đổi công việc khi bạn không còn thích công việc của mình, muốn kiếm được nhiều tiền hơn, muốn làm việc theo đam mê hay công việc hiện tại của bạn đã bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, bạn buộc phải tìm kiếm những cơ hội mới? Hãy cùng Monfin tìm hiểu qua bài viết này nhé

Đã đến lúc bạn thay đổi nghề nghiệp chưa?

Bạn không còn thích công việc của mình, muốn kiếm được nhiều tiền hơn, muốn làm việc theo đam mê hay công việc hiện tại của bạn đã bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, bạn buộc phải tìm kiếm những cơ hội mới? Nếu vậy, bắt đầu một sự nghiệp mới có thể chính là những gì bạn cần.

Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett đã từng nói: “Việc sửa chữa một con thuyền cũ sẽ tốn nhiều thời gian, công sức hơn là thay một con thuyền mới.”

Áp dụng với công việc, chúng ta có thể hiểu: một công việc khi làm đã quá lâu và có nhiều vấn đề nên được thay thế, thay vì bạn cố hết sức để lấp đi những vấn đề đang xảy ra. 

Tuy việc chuyển nghề nghe có vẻ sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhiều người vẫn nhận định rằng đối mặt với việc thay đổi nghề nghiệp vẫn là một viễn cảnh đáng sợ.

Có thể, bạn có rất nhiều câu hỏi: Có quá muộn để tôi chuyển nghề không? Khi nào mà tôi nên bắt đầu một sự nghiệp mới? Cần làm những bước nào khi thay đổi nghề nghiệp?

Trong bài viết này, bạn sẽ học được 10 bước để có thể thành công khi chuyển nghề, tìm cho mình một công việc mới phù hợp và được sống theo mong muốn của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi.

Bước 1. Hiểu lý do bạn muốn thay đổi nghề nghiệp

“Vì sao bạn muốn đổi nghề nghiệp?”

Nếu bạn thuộc đối tượng bị đào thải, hoặc doanh nghiệp bạn làm việc phải đóng cửa, câu trả lời cho câu hỏi này có thể rõ ràng. Nhưng cho dù bạn tự lựa chọn thay đổi sự nghiệp hay buộc phải cân nhắc những cơ hội mới, thì bây giờ là lúc để tìm ra chính xác những gì bạn muốn từ một nghề nghiệp mới.

Khi bạn xác định được những gì bạn thích và không trong công việc hiện tại của mình, bạn sẽ biết những gì nên tìm và những gì nên tránh trong công việc mới. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để xác định các khía cạnh cụ thể trong nghề nghiệp mà bạn muốn đạt được, chẳng hạn như khả năng làm việc tại nhà hoặc cơ hội dành nhiều thời gian hơn để tương tác với những người khác.

Để tìm ra những gì bạn muốn từ một công việc mới, hãy xem xét việc viết nhật ký, trò chuyện với những người bạn tin tưởng hoặc đơn giản là tập cho mình thói quen suy nghĩ sâu sắc. Có thể bạn muốn:

  • Kiếm được nhiều tiền hơn
  • Làm điều gì đó bạn đam mê
  • Khám phá những thử thách mới
  • Rời khỏi môi trường làm việc tù túng
  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bản thân

Đánh giá từng lĩnh vực này này khi lên danh sách công việc mà bạn muốn hướng tới, dựa trên các yếu tố như con người, văn hóa, vị trí và bản chất công việc. Sau đó tóm tắt những phát hiện chính của bạn để có thể xác định việc làm mới mà bạn mong muốn.

Bước 2. Xem xét tình huống, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn

Để đi từ "A" đến "B", bạn cần biết "A" ở đâu.

Vì vậy, một khi bạn hiểu những gì bạn làm và không muốn từ sự nghiệp mới của mình, hãy khám phá tình huống, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.

Rob Liano - doanh nhân kiêm cố vấn kinh doanh nổi tiếng - đã nói: "Không ai có thể khám phá ra bạn cho đến khi bạn tự khám phá bản thân mình. Hãy khai thác tài năng, kỹ năng và thế mạnh của bạn và khiến cả thế giới phải chú ý."

Đầu tiên, hãy nghĩ đến tình huống của bạn. Ví dụ:

- Bạn có đủ khả năng ngừng làm việc để học lại từ đầu hay không?

- Bạn có sẵn sàng “dịch chuyển” để bắt đầu một sự nghiệp mới?

- Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian và nỗ lực để thay đổi ngành nghề hiện tại của mình?

Tiếp theo, đánh giá kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm của bạn (bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm).

Các kỹ năng cứng rất dễ định lượng và thường được dạy theo hình thức các khóa học chuyên biệt, chẳng hạn như lập trình hoặc thiết kế đồ họa. Ngược lại, các kỹ năng mềm khó định lượng hơn, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo và làm việc nhóm, hoặc khả năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và tạo động lực cho bản thân.

Kỹ năng mềm đôi khi được gọi là "kỹ năng linh hoạt". Những kỹ năng này đặc biệt có giá trị khi bạn muốn thay đổi con đường sự nghiệp, vì cơ bản hầu hết mọi nghề nghiệp đều có thể dùng đến chúng.

Khi bạn đã xác định được khả năng của mình, có lẽ bạn nên tìm hiểu rõ hơn về những ngành nghề mới có thể phù hợp cho mình.

Bước 3. Lên ý tưởng cho nghề nghiệp mới

Bây giờ đã đến phần thú vị: điểm danh những ý tưởng cho nghề nghiệp mới!

Trong bước này, hãy xem xét một số lời khuyên của Katharine Whitehorn - nhà báo kiêm nhà văn có tên tuổi: "Hãy tìm ra những gì bạn thích làm nhất và tìm một người nào đó trả lương thuê bạn". Rõ ràng, điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, nhưng nó rất đáng để hướng tới, phải không?

Có rất nhiều cách để liệt kê các ý tưởng về một nghề nghiệp mới cho bản thân bạn. Chúng tôi có thể gợi ý bạn làm một số điều sau:

- Nói chuyện với bạn bè và gia đình về giá trị và sở thích của bạn, sau đó cùng tìm hiểu và xác định các ý tưởng cho những nghề nghiệp phù hợp với bạn.

- Nghĩ sâu hơn, cảm nhận con tim và tâm trí của bạn thông qua việc ghi chép lại những nhận định, suy nghĩ và thay đổi của bạn về những công việc trong tương lai.

- Lên một danh sách lớn về mọi nghề nghiệp mà bạn quan tâm, sau đó dần loại bỏ, thu hẹp danh sách đó lại để tìm ra những ý tưởng cho nghề nghiệp mới có khả thi.

- Tham gia các nhóm của đủ mọi ngành nghề trên các phương tiện mạng xã hội bạn có thể tiếp cận được như Facebook, Zalo,… để có thể phần nào trải nghiệm được những người thuộc ngành/ nghề đó đang trải qua những gì, như thế nào.

Để bắt đầu, hãy xem xét mọi ý tưởng nghề nghiệp mà bạn vừa mới nghĩ ra. Bạn cũng có thể suy nghĩ về các vai trò, vị trí công việc khác nhau trong ngành mà bạn hiện đang làm việc, vì thường thì những công việc này sẽ cho phép bạn khai thác những kiến ​​thức ngành mà bạn hiện có.

Cuối cùng, bạn cũng có thể cân nhắc việc khởi nghiệp kinh doanh hoặc lựa chọn làm một công việc phụ/ bán thời gian/ ngắn hạn.

Bước 4. Nghiên cứu và so sánh những nghề mà bạn muốn làm

Hiện tại, hẳn là bạn đã xác định được một số ý tưởng nghề nghiệp mới tiềm năng. Như vậy, đã đến lúc cho chúng ta bắt đầu tìm hiểu thêm về từng ý tưởng.

Trong thời gian tìm hiểu, bạn có thể sẽ nản lòng mà bỏ cuộc, vì cơ bản việc chuyển sang một ngành nghề mới là một việc quá khó khăn và thiếu thực tế (đặc biệt là với tình hình tài chính của bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải gạt bỏ những hoài nghi này và nhìn mọi thứ một cách cởi mở hơn..

Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, Nelson Mandela từng nói: "Chẳng ai tìm được đam mê khi chỉ quanh quẩn làm những chuyện nhỏ nhặt, thu mình mà không bộc lộ hết khả năng của bản thân."

Bạn có thể bắt đầu tìm hiểu trên mạng về những công việc mà mình có thể nghĩ đến/ muốn làm, hay chỉ đơn giản là thấy hứng thú. Bạn cũng có thể sử dụng các mối quan hệ cá nhân hoặc tìm tới trung tâm giới thiệu việc làm để tham khảo những suy nghĩ và lời khuyên của họ.

Khi bạn đã thực hiện một số nghiên cứu, hãy bắt đầu so sánh các ý tưởng nghề nghiệp mới khác nhau - đặt những câu hỏi như:

- Bạn nghĩ rằng bạn sẽ thích nghề nghiệp nào nhất?

- Bạn cảm thấy hài lòng nhất với nghề nghiệp nào?

- Bạn có nghĩ rằng tính cách của bạn sẽ phù hợp với văn hóa ngành?

- Nghề nghiệp nào mang lại nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân nhất?

Bước 5. Nghiên cứu các yêu cầu của nghề nghiệp mới

Trong khi tìm hiểu ngành nghề nào phù hợp với bản thân, hãy dành một chút thời gian để xác định các yêu cầu cho những nghề này. Ví dụ:

- Tôi cần có những bằng cấp gì, cần phải học mất bao lâu để lấy được và chi phí cho việc này là bao nhiêu?

- Tôi có phải đi thực tập trước để có kinh nghiệm làm việc, hay tôi sẽ được đào tạo ngay trong ngày đầu đi làm? Như vậy, tôi sẽ làm việc như thế nào?

- Tôi cần có những kỹ năng và kinh nghiệm bổ sung nào và làm thế nào để tôi có được chúng?

Lời khuyên của chúng tôi trong vấn đề này vẫn là việc tìm hiểu trực tuyến, sử dụng quan hệ của bạn, hoặc cân nhắc nhận tư vấn từ công ty môi giới việc làm.

Việc nghiên cứu sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức, bạn có thể sẽ cảm thấy quá tải, đặc biệt là khi các yêu cầu cho một nghề nghiệp mới là quá nhiều và khó đáp ứng. Nhưng khi lựa chọn theo một nghề mới, niềm tin vào bản thân mới chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu. Hãy nhớ tới lời của ông chủ hãng xe Ford: "Dù bạn nghĩ bản thân có thể hay bạn không thể, bạn đều đúng."

Bước 6. Phải có động lực khi chuyển nghề

Việc nghiên cứu các ngành nghề chỉ có thể giúp bạn được tới đây. Vì vậy mới có câu nói "Nguồn kiến ​​thức quý giá nhất là kinh nghiệm."

Vì vậy, đã đến lúc thử nghiệm những ý tưởng “có vẻ” khả quan và hứa hẹn nhất của bạn. Bước này rất quan trọng. Về lý thuyết, thay đổi công việc nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng thực tế lại ngược lại.

Ví dụ, bạn có thể nghĩ việc trở thành một cố vấn tài chính sẽ khá thú vị và hấp dẫn. Tuy nhiên, chỉ cần một ngày thử việc sẽ khiến bạn nhận ra phía sau nó là vô số những yêu cầu và quy định mà bạn luôn phải tuân thủ.

Vì vậy, để tránh bị “sốc văn hóa”, hãy tìm những con đường có thể giúp bạn học tập kinh nghiệm hoặc ít nhất là có tiếp xúc với nghề nghiệp mà bạn đang xem xét.

Ví dụ như:

- Bạn có thể liên hệ với bạn bè, gia đình, các địa chỉ liên hệ mà bạn có thể tìm kiếm trên mạng, hoặc những anh/ chị cựu sinh viên đại học của bạn và đưa ra đề nghị hỗ trợ họ làm việc trong một vài ngày.

- Tìm kiếm những cơ hội làm việc tự do có liên quan tới ngành nghề mà bạn đang để ý, sau đó vừa trải nghiệm, vừa tận mắt tìm hiểu các khía cạnh của công việc.

- Nếu bạn có ý tưởng làm những việc liên quan tới tổ chức sự kiện hoặc làm từ thiện, hãy thử tìm kiếm cơ hội làm tình nguyện cho các tổ chức từ thiện địa phương, hoặc dành thời gian làm việc miễn phí cho một doanh nghiệp địa phương để có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ.

Tóm lại, hãy thử những điều mới, đừng sợ! Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bạn và tập bay đi!

Bước 7. Trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân

Khi bạn đã có được một số kinh nghiệm trong những nghề tiềm năng mới, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có một ý tưởng tốt về nghề nghiệp mới mà bạn muốn bắt đầu.

Tại thời điểm này, đã đến lúc để bạn sẵn sàng chuyển sang nghề mới.

Xem lại danh sách các yêu cầu của nghề mà bạn hướng tới và lập kế hoạch nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm nếu cần.

Trong giai đoạn này, hãy ghi nhớ “Dấu hiệu nhận biết của những người thành công là họ luôn căng mình để học hỏi những điều mới”.

Để nâng cao kỹ năng của bản thân, hãy xem xét các khóa học chính quy như đào tạo đại học, văn bằng, hoặc không chính quy như các lớp bổ túc, các khóa học online. Ngày nay việc tìm những khóa học phát triển kỹ năng đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ internet và các khóa học trực tuyến. Thêm vào đó, nhiều khóa học trực tuyến cung cấp các chứng chỉ chuyên môn để giúp bạn khẳng định giá trị của mình.

Đối với những người mới bắt đầu, hãy tham khảo các nền tảng khóa học trực tuyến như edX, Udemy và Coursera.

Bạn cũng có thể tích lũy thêm kinh nghiệm bằng cách làm thêm, làm việc tự do và tình nguyện.

Bước 8. Chuẩn bị chuyển nghề

Khi bạn cảm thấy mình đã sẵn sàng để chuyển nghề, hãy dành một chút thời gian để chuẩn bị cho quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Đừng vội vàng, bởi theo Alexander Graham Bell, nhà phát minh, nhà khoa học và kỹ sư thiên tài đã khẳng định: “Trước khi làm những việc khác, chuẩn bị là chìa khóa thành công”.

Ví dụ ở đây là bạn có thể chỉnh sửa sơ yếu lý lịch, tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn và thực hành các kỹ năng phỏng vấn của mình.

Khi bạn đã có một nền móng nhất định, hãy tiếp cận với những người trong mạng lưới liên hệ của bạn và nói với họ về mong muốn chuyển nghề bạn đang chuẩn bị. Nếu không thử, bạn sẽ không bao giờ biết liệu có ai trong số đó có quen biết những người hiện đang làm ở công ty bạn mơ ước hay không đâu!

Bạn cũng có thể bắt đầu tạo những mối quan hệ mới với những người trong lĩnh vực mà bạn quan tâm thông qua các nhóm trực tuyến như Facebook hay LinkedIn để học hỏi kinh nghiệm từ họ và nhận những lời khuyên hữu ích.

Bước 9. Nộp đơn xin việc

Bây giờ, bạn đã đạt đến bước thử thách: nộp đơn xin việc.

Tìm kiếm các trang việc làm trực tuyến như Indeed, Monster và Glassdoor để tìm vị trí mơ ước của mình nếu bạn muốn tìm những nghề có thể làm việc từ xa. Còn những trang như FlexJobs, Just Remote và We Work Remote, sẽ là một trợ lý đắc lực nếu bạn đang tìm kiếm một công việc làm việc tại nhà.


Nộp đơn xin việc có thể vô cùng tốn thời gian, mệt mỏi và mang cho bạn nhiều bực bội. Tuy nhiên, "Để biến ước mơ thành hiện thực, cần rất nhiều quyết tâm, sự cống hiến, kỷ luật tự giác và nỗ lực."

Vì vậy, đừng để quá trình làm bạn thất vọng.

Thay vào đó, hãy thử làm những công việc có liên quan hàng ngày, và tiếp tục nỗ lực tìm kiếm việc làm cho đến khi bạn thành công.

Bước 10. Chuyển nghề

Có thể bước này còn mất một khoảng thời gian mới có thể thực hiện được. Nhưng chúng tôi hy vọng sau nhiều nỗ lực bạn bỏ ra, cuối cùng bạn sẽ nhận được lời mời tới môi trường làm việc trong mơ của mình.

Đến khi đó, nếu bạn bỗng cảm thấy lo lắng và tự hỏi: liệu chuyển nghề có phải là điều nên làm hay không? Vậy thì hãy nhìn lại chặng đường đầy nỗ lực, chuẩn bị và quyết tâm mà bạn đã vượt qua để có được ngày hôm nay. Bạn cũng có thể chia sẻ hành trình chuyển nghề này cùng bạn bè, người thân, và cảm thấy tự hào vì nó.

Hãy vững tin rằng dù bạn làm gì, chỉ cần đủ nỗ lực và can đảm, bạn sẽ tìm được những thứ phù hợp mới mình!

Tóm tắt: Chuyển nghề thành công

Ý tưởng về việc chuyển nghề có thể là một vấn đề khó khăn đối với nhiều người. Nhưng đôi nghĩ, ý nghĩ: “Mình sẽ làm công việc hiện tại cho đến cuối đời” còn đáng sợ hơn.

Và sau đây là 10 bước có thể giúp bạn vạch lên lộ trình để thay đổi nghề nghiệp:

- Hiểu chính xác lý do tại sao bạn muốn đổi nghề và những gì bạn muốn từ một nghề mới.

- Đánh giá tình hình, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân để hiểu rõ hơn về công việc bạn đang làm.

- Suy nghĩ về những ý tưởng cho nghề nghiệp mới thông qua việc nói chuyện với bạn bè, người thân, nghiên cứu trực tuyến.

- Nghiên cứu chuyên sâu và so sánh giữa các ngành nghề.

- Tìm hiểu những yêu cầu bạn cần đáp ứng để tìm việc.

- Tích lũy kinh nghiệm liên quan tới ngành bạn đã chọn để đảm bảo bản thân đi đúng hướng.

- Chuẩn bị thông qua việc trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm.

- Hãy sẵn sàng ứng tuyển, cải thiện sơ yếu lý lịch và mở rộng mạng lưới quan hệ.

- Không ngừng thử, không bỏ cuộc cho đến khi bạn nhận được một lời mời làm việc lý tưởng.

- Bắt đầu một sự nghiệp mới và dọn đường cho sống cuộc tốt đẹp hơn!

Cuối cùng, chúng tôi có một câu nói muốn dành tặng cho bạn: "Bạn thành công ngày hôm nay hay ngày mai đều là do bạn quyết định"!

#thay_doi_nghe_nghiep #monfin