Phân biệt đầu tư cổ phiếu và đầu tư trái phiếu

đầu tư cổ phiếu và đầu tư trái phiếu là hai khái niệm thường được nhắc tới khi nói về đầu tư. Tuy nhiên, hai loại hình đầu tư này hoàn toàn không giống nhau

đầu tư cổ phiếu và đầu tư trái phiếu là hai khái niệm thường được nhắc tới khi nói về đầu tư. Tuy nhiên, hai loại hình đầu tư này hoàn toàn không giống nhau bởi mức độ rủi ro, khả năng tạo giá trị và tính chất của chúng. Tại Việt Nam đây là những hình thức đầu tư tài chính phổ biến, hãy cùng Monfin tìm hiểu nhé.

Đầu tư cổ phiếu và đầu tư trái phiếu?

Cổ phiếu là quyền sở hữu một người lên một phần tài chính của công ty, trong khi trái phiếu là một khoản cho vay từ một người tới công ty hoặc chính phủ. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại hình đầu tư này là cách chúng tạo ra lợi nhuận: giá trị của cổ phiếu phải được kiểm định rồi đem bán trên thị trường chứng khoán, trong khi đó, trái phiếu là những khoản vay với lãi suất cố định theo thời gian.

cổ phiếu và trái phiếu

Dưới đây là một cách nhìn sâu hơn về phương thức hoạt động của các khoản đầu tư này:

Đầu tư Cổ phiếu

Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu một phần (không có lãi cố định) của một công ty. Việc mua một hoặc nhiều cổ phiếu đồng nghĩa với việc bạn đang mua một phần nhỏ của công ty. Số lượng cổ phiếu bạn mua càng nhiều, công ty đó càng có nhiều phần thuộc về bạn. Chúng ta hãy xem qua ví dụ sau: Một công ty có giá cổ phiếu là 50 đô/ cổ phiếu và bạn quyết định đầu tư 2.500 đô la (tương đương 50 cổ phiếu) vào công ty đó.

Giả định sau một vài năm, công ty đó luôn hoạt động tốt. Khi đó, với vai trò chủ sở hữu một phần của công ty, giá trị cổ phần của bạn sẽ tăng lên theo mức tăng giá cổ phiếu của công ty. Nếu giá cổ phiếu của công ty đó tăng lên 50% (75 đô/ cổ phiếu), thì giá trị khoản đầu tư (cổ phần) của bạn cũng sẽ tăng 50% (từ 2.500 đô lên 3.750 đô). Bạn có thể kiếm lời từ cổ phiếu qua việc bán/ chuyển nhượng những cổ phiếu đó cho một bên đầu tư khác để thu lợi nhuận 1.250 đô so với vốn bỏ ra ban đầu.

Tất nhiên, cũng có trường hợp ngược lại. Nếu công ty bạn mua cổ phần hoạt động kém, giá trị cổ phiếu giảm xuống thấp hơn mức bạn mua. Khi đó, nếu bạn bán cổ phiếu của mình, bạn sẽ mất tiền.

Các công ty có thể phát hành cổ phiếu ra thị trường bởi nhiều lý do, nhưng lý do phổ biến nhất có thể nhắc tới là nhằm huy động vốn (bằng tiền mặt) để phát triển công ty trong tương lai.

Đầu tư Trái phiếu

Trái phiếu là một khoản vay một người tới công ty hoặc chính phủ, với một mức lãi suất cố định. Nói cách khác, công ty hoặc chính phủ sẽ là bên nợ khi bạn mua một trái phiếu và họ có trách nhiệm phải trả cho bạn một mức lãi suất của khoản vay trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi hoàn trả lại toàn bộ số tiền bạn đã bỏ ra để mua trái phiếu. Tuy nghe qua, bạn có thể cảm thấy đây là một khoản đầu tư chỉ có lợi, không có rủi ro, nhưng không phải như vậy. Nếu công ty bạn mua trái phiếu phá sản đột ngột, khoản lãi vay của bạn sẽ bị ngừng và bạn cũng không thể nhận lại toàn bộ tiền gốc của mình.

Giả sử bạn mua một trái phiếu với mức giá 2.500 đô và lãi suất 2%/ năm, với thời hạn 10 năm. Vậy mỗi năm bạn sẽ nhận được 50 đô la tiền lãi trả rải trong năm. Sau 10 năm, bạn sẽ kiếm được 500 đô la tiền lãi và nhận lại khoản đầu tư ban đầu là 2.500 đô la. Thời điểm nhận hết cả gốc lẫn lãi này được gọi là “kỳ đáo hạn”.

Đầu tư vào trái phiếu, bạn có thể nắm rõ được loại trái phiếu nào mình đầu tư, mức lãi suất quy định, và có thể sử dụng khoản lãi đó như một nguồn thu nhập cố định trong thời gian dài.

Thời hạn của trái phiếu phụ thuộc vào loại mà bạn đầu tư, với thời hạn dao động từ vài ngày cho tới 30 năm. Tương tự như vậy, lãi suất (lợi tức) cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại và thời hạn của trái phiếu.

So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Mặc dù cả hai loại hình đầu tư này đều nhằm gia tăng số tiền bạn đầu tư, nhưng sự khác nhau ở đây là cách thức vận hành và mức lợi nhuận mà chúng mang lại.

Vốn sở hữu và Nợ

Nhắc tới cổ phiếu và trái phiếu là nhắc tới hai thị trường đầu tư về vốn sở hữu và nợ.

Vốn sở hữu ở đây được hiểu như một khoản đầu tư phổ biến tại Mỹ nhờ vào khả năng chuyển đổi sang tiền mặt một cách dễ dàng. Trong năm 2018, tổng số vốn sở hữu được phát hành tại Mỹ được ước tính vào khoảng 221,2 tỷ đô la. Các công ty thường phát hành vốn sở hữu (cổ phần) để huy động một lượng lớn tiền mặt nhằm mở rộng hoạt động, và các nhà đầu tư có cơ hội hưởng lợi từ sự tăng trưởng và thành công trong tương lai của công ty.

Trong khi đó, việc đầu tư vào trái phiếu đồng nghĩa với việc đưa ra một khoản nợ cho bên bán, với một mức lãi suất cụ thể phải trả. Người mua không sở hữu bất kỳ một cổ phần nào của, nhưng sẽ được đảm bảo nhận một khoản lãi cố định theo thời gian, cũng như nhận lại số tiền gốc vào kỳ đáo hạn.

Lãi về vốn và Lãi cố định

Để kiếm lời từ cổ phiếu (hình thức lãi về vốn), bạn cần phải bán được chúng ở mức giá cao hơn so với giá bạn mua. Lãi về vốn có thể được sử dụng như thu nhập cá nhân hoặc dùng để tái đầu tư, tuy nhiên, khoản lãi này sẽ bị đánh thuế dựa trên danh mục đầu tư (dài/ ngắn hạn) tương ứng.

Trái phiếu mang đến lợi nhuận cho người mua thông qua việc trả lãi cố định. Tần suất trả lãi trái phiếu có thể khác nhau, nhưng vẫn có những điểm chung như sau:

  • Trái phiếu kho bạc trung/ dài hạn: Trả theo kỳ 6 tháng cho đến khi đáo hạn.
  • Trái phiếu chính phủ ngắn hạn: Chỉ trả khi tới thời điểm đáo hạn.
  • Trái phiếu doanh nghiệp: Được trả dựa trên quy định của doanh nghiệp với các mức định kỳ 6 tháng/ theo quý/ tháng/ tới thời điểm đáo hạn.

Trái phiếu cũng có thể dùng để đầu tư qua việc rao bán trên thị trường và lấy chênh lệch. Điều thu hút những nhà đầu tư khác đến với trái phiếu là thỏa thuận về lợi nhuận cố định. Ngoài khả năng tạo vốn vốn có, một số loại cổ phiếu cũng cung cấp lợi nhuận cố định, tuy nhiên đây cũng chỉ là một số trường hợp ngoại lệ.

Hiệu suất đảo

Cổ phiếu và trái phiếu cũng có điểm khác nhau nữa - về hiệu suất. Hai loại hình đầu tư này có mối quan hệ hiệu suất đảo về giá - khi giá cổ phiếu tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại.

Theo ghi nhận về lịch sử giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, mọi người thường đổ xô vào đầu tư cổ phiếu nếu có dấu hiệu chúng sẽ tăng trưởng, còn trái phiếu lại ngược lại, các nhà đầu tư thường lựa chọn trái phiếu vì đây là một loại hình đầu tư truyền thống tuy có lợi tức thấp, nhưng lại ít rủi ro.

Bảng dưới đây so sánh tổng lợi nhuận hàng năm của chỉ số thị trường S&P 500 (cổ phiếu) và Chỉ số trái phiếu tổng hợp Bloomberg Barclays U.S. Aggregate Index (trái phiếu) kể từ năm 2000. Hãy chú ý tới hiệu suất đảo về giá của hai loại hình đầu tư này: Giá trị của trái phiếu có xu hướng tăng ở những năm giá trị của cổ phiếu giảm, và ngược lại.

Năm

Chỉ số thị trường (%)

Chỉ số trái phiếu tổng hợp (%)

2019

31.49

8,72

2018

-4,38

0,01

2017

21,83

3.54

2016

11,96

2,65

2015

1,38

0,55

2014

13,69

5,97

2013

32,39

-2,02

2012

16

4,21

2011

2,11

7.84

2010

15.06

6,54

2009

26.46

5,93

2008

-37

5,24

2007

5,49

6,97

2006

15,79

4,33

2005

4,91

2,43

2004

10,88

4,34

2003

28,68

4.1

2002

-22,1

10,26

2001

-11,89

8,44

2000

-9,1

11,63

Trạng thái của trái phiếu liên quan trực tiếp tới lãi suất của chúng. Trái phiếu có lãi suất giảm (lãi sau thấp hơn lãi trước) thì sẽ có giá trị và được nhiều người lựa chọn (vì lãi suất đã ở mức đỉnh), còn nếu trái phiếu đó có mức lãi suất liên tục tăng (chưa đến đỉnh) thì giá trị lại sụt giảm (lãi sau cao hơn lãi trước) và được ít người lựa chọn đầu tư hơn.

Dựa trên phương thức hoạt động này, để kích cầu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thường cắt giảm lãi suất của trái phiếu trong thời kỳ suy thoái kinh tế - khi mà giá cổ phiếu sụt giảm - nhằm khiến nhiều người đầu tư vào trái phiếu hơn. Điều này càng làm sâu sắc hơn về hiệu suất đảo của hai loại hình đầu tư này.

Rủi ro và Lợi ích của việc đầu tư

Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu

Rủi ro lớn nhất của đầu tư cổ phiếu là khả năng giảm giá trị sau khi đầu tư. Có nhiều lý do khiến giá cổ phiếu biến động, tuy nhiên, lý do cơ bản nhất có thể thấy là khi hiệu quả hoạt động của công ty không đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư. Điều này là khó tránh khỏi khi một công ty đi vào hoạt động, vì nhiều lý do mà hoạt động kinh doanh sa sút. Có thể nói, đầu tư vào cổ phiếu thường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn trái phiếu.

Tuy vậy, mức rủi ro cao cũng đồng nghĩa với khả năng lợi nhuận cao. Theo như bảng trên, tính trung bình, chỉ số thị trường của cổ phiếu có mức tăng là 10,65%/ năm, trong khi chỉ số trái phiếu lại chỉ có mức lợi nhuận 3,92%/ 10 năm. 

Rủi ro trong đầu tư trái phiếu

Việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ nhìn chung sẽ ổn định hơn so với việc đầu tư cổ phiếu ngắn hạn. Tuy nhiên, rủi ro thấp đồng nghĩa với việc lợi nhuận thấp như những gì chúng tôi đã đề cập ở trên. Việc đầu tư vào các loại trái trái phiếu chính phủ và tín phiếu hầu như không có rủi ro, bởi lẽ những trái phiếu này được hỗ trợ trực tiếp từ phía chính phủ.

Mặt khác, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp lại có mức độ rủi ro và lợi nhuận khá đa dạng, phụ thuộc vào khả năng phát triển và khả năng phá sản của công ty. Các nhà đầu tư có thể tham khảo bảng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Mỹ của Moody và Standard & Poor.

Trái phiếu doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại: trái phiếu đầu tư và trái phiếu lợi suất cao.

  • Trái phiếu đầu tư có thứ tự xếp hạng tín dụng cao, mức rủi ro và lợi nhuận thấp.
  • Trái phiếu lợi suất cao có thứ tự xếp hạng tín dụng thấp hơn, mức rủi ro và lợi nhuận cao hơn.

Thống kê của những chênh lệch này sẽ giúp các nhà đầu tư xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hợp lý nhất. Ông Brett Koeppel, nhà hoạch định tài chính tại Buffalo, New York, cho rằng: “Cổ phiếu và trái phiếu có những vai trò riêng biệt, và có thể tạo ra lợi nhuận lớn nhất khi chúng được đầu tư theo phương pháp bổ sung cho nhau. Thông thường, các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hay chọn đầu tư vào cổ phiếu thay vì trái phiếu, bất chấp rủi ro. Còn nếu bạn là một người thích đầu tư an toàn dựa vào thu nhập cố định của mình, hãy xem xét và đầu tư sao cho bảo toàn vốn, đừng chú ý tới mức lợi nhuận cao.”

Phân bổ danh mục đầu tư cổ phiếu/ trái phiếu

Hiện nay có rất nhiều “công thức đầu tư” được truyền lại cho những người mới bắt đầu như: Tính tỷ lệ cổ phiếu nên có trong danh mục đầu tư của bạn bằng cách lấy 100 trừ đi số tuổi của bạn. Vì vậy, nếu bạn 30 tuổi, danh mục đầu tư của bạn nên chứa 70% cổ phiếu, 30% trái phiếu (hoặc các khoản đầu tư an toàn khác). Nếu bạn 60 tuổi, mức đầu tư sẽ là 40% cổ phiếu, 60% trái phiếu.

Ý tưởng cốt lõi của công thức này khá đơn thuần: Dấn thân, chấp nhận rủi ro đầu tư (vào cổ phiếu) khi còn trẻ, và bảo đảm khoản đầu tư qua việc đầu tư an toàn (vào trái phiếu) khi về già.

Tuy “công thức đầu tư” này được nhiều người ủng hộ, vẫn có những người cho rằng đây là một cách đầu tư quá thận trọng trong thời đại hiện nay, khi mà có rất nhiều cổ phiếu giá rẻ, ít rủi ro. Có người còn cho rằng, không nên lấy 100 trừ đi số tuổi nữa, mà nên lấy 110 hoặc 120.

Về vấn đề này, một nghiên cứu của quỹ đầu tư chứng khoán Vanguard đã thu thập dữ liệu từ năm 1926 đến năm 2019 để đo lường mức độ phù hợp của nhiều cách phân bổ doanh mục đầu tư khác nhau, dựa trên phần trăm lợi tức và số năm đầu tư bất ổn định (sụt giá) trong khoảng thời gian 94 năm. Bạn có thể tham khảo những thông tin này và hãy xem xét liệu chúng có phù hợp với kế hoạch đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của mình hay không.

Loại đầu tư

Lợi tức (%)

Số năm đầu tư bất ổn định (trong 94 năm)

100% cổ phiếu

10.2

25

80% cổ phiếu, 20% trái phiếu

9.7

24

70% cổ phiếu, 30% trái phiếu

9.4

23

60% cổ phiếu, 40% trái phiếu

9

22

50% cổ phiếu, 50% trái phiếu

8.6

20

40% cổ phiếu, 60% trái phiếu

8.1

19

30% cổ phiếu, 70% trái phiếu

7.7

18

20% cổ phiếu, 80% trái phiếu

7.1

16

100% trái phiếu

6

19

Chú ý rằng những chỉ số này chỉ dựa trên tính toán trung bình hàng năm từ 1926 tới 2019, không có gì đảm bảo kết quả đầu tư tương lai sẽ chính xác 100% như trong bảng thống kê: S&P 500 vào cuối năm 2008 giảm 37% nhưng tới cuối năm 2009 lại tăng 26,46%; Chỉ số Trái phiếu Tổng hợp vào cuối năm 2008 tăng 5,24% và trong năm 2009 lại tăng thêm 5,93%.

Tuy nhiên, hãy chú ý một thông tin: Danh mục đầu tư bao gồm 100% cổ phiếu có số năm đầu tư bất ổn định gần gấp rưỡi so với danh mục đầu tư 100% trái phiếu. Vậy nếu là bạn, liệu bạn có sẵn sàng vượt qua những năm đầu tư suy thoái đó để đổi lấy lợi nhuận dài hạn (có khả năng) cao hơn không?

Lật lại vấn đề: Khi vai trò của khoản nợ và vốn sở hữu bị đảo ngược

Vẫn có những loại cổ phiếu mang lại lợi nhuận cố định như của trái phiếu, cũng có những loại trái phiếu mang tính rủi ro và lợi tức cao như của cổ phiếu.

Cổ tức và Cổ phiếu ưu đãi

Cổ tức thường được phát hành bởi các công ty lớn, phát triển ổn định và thường xuyên tạo ra lợi nhuận cao. Thay vì đầu tư những khoản lợi nhuận này vào tăng trưởng, chủ công ty lại chia chúng cho các cổ đông - phần lợi được chia này được gọi là cổ tức. Bởi các công ty này thường không nhắm đến mục tiêu tăng trưởng mạnh, giá cổ phiếu của họ có thể sẽ không tăng cao hoặc nhanh như các công ty nhỏ hơn, nhưng việc chi trả cổ tức nhất quán có thể sẽ đem lại giá trị cao hơn cho các nhà đầu tư.

Cổ phiếu ưu đãi lại khá giống trái phiếu và được coi là một hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cố định, tuy có độ rủi ro cao hơn trái phiếu, nhưng lại ít rủi ro hơn so với cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi (thường) mang lại cổ tức cao hơn cả khoản lời thu được từ đầu tư cổ phiếu phổ thông và trái phiếu.

Bán trái phiếu

Trái phiếu cũng có thể được bán trên thị trường để thu lợi nhuận trong trường hợp giá trị của chúng tăng cao, dựa trên những thay đổi về lãi suất, xếp hạng của công ty theo đánh giá từ các cơ quan tín dụng,...

Tuy nhiên, tìm kiếm lợi nhuận cao từ những loại trái phiếu rủi ro thường làm người đầu tư quên mất mục đích đầu tư ban đầu: nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư gồm cả cổ phiếu và trái phiếu, bảo toàn vốn và đảm bảo đường rút nếu thị trường gặp biến động (suy thoái).