An toàn tài chính và những điều bạn nên làm

Đối với nhiều người, an toàn tài chính như một giấc mơ khó có thể đạt được. Nói cách khác, 29% người Mỹ hoàn toàn không có bất kỳ khoản tiết kiệm nào. Tuy nhiên, an toàn tài chính là một thuật ngữ tương tối, có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể có được mức tài chính an toàn và ổn định. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé.

Đối với nhiều người, an toàn tài chính như một giấc mơ khó có thể đạt được. Nói cách khác, 29% người Mỹ hoàn toàn không có bất kỳ khoản tiết kiệm nào. Tuy nhiên, an toàn tài chính là một thuật ngữ tương tối, có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể có được mức tài chính an toàn và ổn định. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé.

An toàn tài chính là gì?

An toàn tài chính là khái niệm để chỉ tình trạng tài chính ổn định, tạo cảm giác an tâm cho chủ sở hữu cũng như là tình trạng giúp người dùng không còn lo lắng về tiền bạc. Thông thường, điều này có nghĩa là có đủ thu nhập để trang trải các khoản khí một cách thoải mái, không mắc các khoản nợ nào và có khoản tiền tiết kiệm để dùng trong những trường hợp khẩn cấp.

An toàn tài chính có ý nghĩa gì?

Một số người cho rằng phải là triệu phú hay thậm chí là tỷ phú mới có thể được coi là có một nguồn tài chính ổn định và an toàn. Thế nhưng, đã có vô số các doanh nhân, vận động viên, ngôi sao điện ảnh kiếm được rất nhiều tiền nhưng sau đó lại mất trắng. 

Sự thật là, bạn có tiền nhưng bạn không mua biệt thự, không có ô tô hay máy bay riêng. Mặt khác, bạn cũng không phải trả tiền thế chấp. Như thế có nghĩa là tài chính của bạn đang được đảm bảo ở mức ổn định và an toàn. 

Suy cho cùng, an toàn tài chính chỉ đơn giản là bạn kiểm soát tiền bạc của mình và không phải lo lắng về việc thanh toán các hóa đơn hay xử lý một trường hợp khẩn cấp. Tuy vậy, khái niệm an toàn tài chính được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy vào cách nhìn nhận của từng người. Dưới đây là bốn loại an toàn tài chính giúp bạn định nghĩa được chính xác thuật ngữ này.

1. Không nợ nần

Thật khó để cảm thấy an toàn về tài chính khi đang mắc kẹt trong một khoản nợ lớn. Thế nhưng, vẫn có một vài khoản nợ chấp nhận được coi là vẫn đảm bảo tình trạng tài chính an toàn. Ví dụ như tiền nợ do vay để mua nhà, hay đăng ký học lên cao hơn.

Tuy nhiên, sử dụng thẻ tín dụng cho việc mua sắm vật dụng hằng ngày, quần áo, đồ dùng công nghệ hay đi du lịch không có khả năng giúp bạn đảm bảo an toàn tài chính. Thẻ tín dụng yêu cầu thanh toán hàng tháng và được biết là có lãi suất rất cao - một số thậm chí còn có lãi suất lên đến 29,99% lãi suất phần trăm hàng năm. Việc này khiến bạn rất dễ dàng rơi vào vòng xoáy nợ nần. 

Điểm mấu chốt ở đây là nếu bạn không trả lại số tiền vay đúng hạn, bạn có thể bị kiện, ngôi nhà của bạn có thể bị tịch thu và ô tô thì bị thu hồi. Chính những khoản nợ này là mối đe dọa khiến bạn không cảm thấy an toàn về mặt tài chính. Mặt khác, không mắc nợ có thể giúp bạn cảm thấy ổn định về tài chính một cách rõ rệt.

2. Biết cách chi tiêu hợp lý

Nếu ai đó kiếm được 100.000 đô la mỗi năm nhưng lại chi hẳn 110.000 đô la, liệu họ có đang an toàn về tài chính hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Người này đang dần  “chôn vùi” mình vào nợ nần để rồi phải vật lộn để trả các hóa đơn. Vì vậy, nếu chúng ta muốn học cách trở nên an toàn về tài chính, trước tiên cần phải học cách lập ngân sách. 

Lập ngân sách chi tiêu là quy trình được sử dụng để kiểm soát việc chi tiêu của bản thân. Nhờ vào ngân sách này, bạn sẽ hoạch định được mình sẽ tiêu tiền vào việc gì thay vì tự hỏi tiền mình kiếm được đã “không cánh mà bay” đi đâu rồi? Khi kiểm soát được cách tiêu tiền, có nhiều khả năng bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn về mặt tài chính. Có thể dễ thấy điều này khi bạn nhận ra rằng ví mình vẫn “rủng rỉnh” tiền vào cuối mỗi tháng. 

Như nhà triết học và chính khách người Ireland Edmund Burke đã từng nói: “Nếu chúng ta làm chủ được sự giàu có của mình, chúng ta sẽ giàu có và tự do. Nếu chúng ta bị sự giàu có điều khiển, chúng ta sẽ thực sự nghèo”.

an toàn tài chính

3. Chuẩn bị sẵn sàng tài chính cho những trường hợp khẩn cấp

Có không ít người thiếu tiền trả cho bảo hiểm y tế, tiền mua nhà, tiền thuê nhà. Theo một cuộc khảo sát của Bankrate, cứ 10 người Mỹ thì có gần 4 người vay tiền để dùng trong các trường hợp khẩn cấp, số tiền có thể lên tới 1.000 đô la. Con số này chiếm tới 41%, một con số khá cao chứng minh được sự thiếu dự trù các khoản chi tiêu cho các trường hợp khẩn cấp.

Có tiền lương hàng tháng nhưng lại không để ra tiết kiệm được hoặc không mua bảo hiểm có thể sẽ ảnh hưởng đến cảm giác an toàn về tài chính và sức khỏe tinh thần của bạn. Do vậy, để cảm thấy an toàn về mặt tài chính, bạn cần có một gói bảo hiểm phù hợp và một khoản “dự phòng” trong ngân hàng để dùng khi có sự cố xảy ra.

4. Tăng cường mức độ an toàn tài chính

An toàn tài chính có thể được hiểu là tiến trình tăng dần sự ổn định và đáng tin cậy của nguồn tài chính bạn có. Nói cách khác, bạn có thể hiểu là để tăng dần mức độ an toàn tài chính, bạn dần dần sẽ phải trả tiền thế chấp hàng tháng, gửi thêm tiền vào khoản tiết kiệm “để dành” cho hưu trí một khoản. 

Theo dõi các khoản tiền tiết kiệm và giá trị ròng của bạn tăng lên rất có thể khiến bạn cảm thấy an tâm hơn về mặt tài chính. 

An toàn tài chính và Tự do tài chính

An toàn tài chính và tự do tài chính là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. 

Kế hoạch đảm bảo an toàn tài chính là tập trung vào việc tạo ra cảm giác an toàn bằng cách thanh toán các hóa đơn đúng hạn, tăng khoản tiền tiết kiệm, lập ngân sách chi tiêu và đầu tư mua bảo hiểm. 

Mặt khác, tự do tài chính là sống cuộc sống của riêng bạn. Đối với một số người, tự do tài chính là được nghỉ hưu sớm, đi du lịch dài hạn, mua sắm hàng hiệu, đồ dùng xa xỉ, hoặc bỏ một công việc yêu thích để tìm một công việc khác mà chẳng hề sợ hãi không có tiền. Thế nhưng, có thể nói rằng trước khi tự do tài chính phải cảm thấy an toàn trước tiên.

an toàn tài chính

Tầm quan trọng của an toàn tài chính

Tại sao an toàn tài chính lại quan trọng? Bất kỳ loại an toàn nào đi chăng nữa, cho dù là tình cảm, tài chính hay nghề nghiệp đều gây ra áp lực riêng. 

An toàn tài chính có rất nhiều lợi ích. Cụ thể, nó giúp loại bỏ cảm giác căng thẳng, sợ hãi và lo lắng và thay vào đó là cảm giác an toàn, thoải mái với nguồn tài chính mình đang có. 

An toàn tài chính chỉ với 10 bước

Để thấy an toàn hơn về tài chính không khó nhưng nó đòi hỏi sự chăm chỉ, bền bỉ. Nếu bạn muốn làm chủ tài chính của mình, hãy đọc ngay 10 lời khuyên dưới đây.

1.Đánh giá tình hình tài chính của bản thân

Để đảm bảo an toàn tài chính, trước tiên, bạn cần hiểu rõ ràng tình trạng tài chính của bản thân. Muốn làm được điều này hãy liệt kê 1 danh sách kê khai tài chính. Ví dụ như, bạn kiếm được bao nhiêu tiền, bạn dùng bao nhiêu để tiết kiệm và đầu tư? Bạn đang nợ bao nhiêu và lãi suất như thế nào? Cuối cùng, mỗi tháng bạn còn bao nhiêu, chi tiêu hết bao nhiêu? Hãy viết mọi thứ ra giấy. 

Thực hiện việc này có thể khá mất thời gian, vì vậy, hãy làm từ từ và nếu cần hãy chia nhỏ nhiệm vụ. Khi bạn đã vẽ ra được 1 bức tranh rõ ràng về tình hình tài chính của mình, bạn có thể cải thiện được. 

2. Chi tiêu dựa vào mức thu nhập

Một phần quan trọng của việc quản lý an toàn tài chính là phải dựa vào khả năng chi trả của bạn. Điều này có nghĩa là bạn phải chi tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được.

Ngay cả nhà đầu tư nổi tiếng, ông Warren Buffett, dù có mức tài sản ròng lên đến 78,9 ty USD, nhưng vẫn sống một cách khiêm tốn trong ngôi nhà ở Omaha mà ông đã mua năm 1958 với giá 31.500 USD. Điều này có nghĩa là Buffett đã không rơi vào cái bẫy của “lối sống leo thang” - là khi thu nhập của bạn tăng lên và bạn cũng chi tiêu nhiều hơn, khiến bạn chẳng còn tiền tiết kiệm.

Vì vậy, hãy tạo ra một bản kê tài chính và đảm bảo rằng bạn luôn chi tiêu ít hơn mức thu nhập của mình.

3. Đặt ra các mục tiêu tài chính

Hãy suy nghĩ về các mục tiêu tài chính của bạn, bạn cần điều gì để cảm thấy an toàn về mặt tài chính? Có lẽ bạn muốn thanh toán khoản nợ thẻ tín dụng, xây dựng quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp hoặc tiết kiệm một số tiền nhất định mỗi tháng để nghỉ hưu. Dù là mục tiêu gì đi chăng nữa thì bạn cũng cần viết ra để tính xem bạn cần bao nhiêu tiền để đạt được từng mục tiêu của mình.

Sau khi đã xác định hết các mục tiêu của mình, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên - mục tiêu nào là quan trọng nhất? Tại sao? Có lẽ ưu tiên  hàng đầu của bạn là cần một quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp, hoặc bạn cũng có thể muốn tiết kiệm một khoảng tiền đặt cọc để mua một căn nhà. Hãy thử sử dụng ứng dụng ngân sách để theo dõi tất cả các khoản tiền đầu vào và đầu ra để đảm bảo bạn luôn chi tiêu một cách hợp lý nhất.

4. Lập kế hoạch an toàn tài chính

Nhà văn người Pháp Antoine de Saint Exupéry đã nói: “Một mục tiêu không có kế hoạch chỉ là một ước muốn”. Vì vậy, khi bạn đã viết ra tất cả các mục tiêu của mình, bạn cần lập một kế hoạch đảm bảo tài chính rõ ràng.

Ví dụ, nếu bạn muốn dự phòng 1.000 đô la, bạn sẽ mất bao lâu và bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng? Điều gì có thể ngăn cản bản đạt được mục tiêu này và bạn có thể giải quyết bằng cách nào? Hãy lập kế hoạch cho từng mục tiêu bạn ưu tiên. 

an toàn tài chính

5. Cắt giảm chi tiêu

Sau khi bạn đã tạo lập một kế hoạch an toàn tài chính, bạn nên cắt giảm chi tiêu của mình. Tùy thuộc vào số tiền bạn cần tiết kiệm để đạt được mục tiêu của mình, bạn có thể cần bớt mua sắm những món đồ xa xỉ hoặc chi tiêu những khoản quá lớn.

Khi cố gắng tiết kiệm tiền, cũng cần phải có những cách riêng. Ví dụ, tiết kiệm 100 đô la bằng cách mua một chiếc ghế sofa rẻ hơn là 1 ý tưởng tuyệt vời, thế nhưng bạn vẫn nên tìm cách tiết kiệm thêm 100 đô la mỗi tháng.

6. Trả hết nợ

Nếu bạn muốn trả các khoản nợ để cảm thấy an toàn hơn về tài chính, có 2 phương pháp mà bạn có thể áp dụng:

  • Phương pháp quả cầu tuyết gợi ý rằng bạn nên trả khoản nợ nhỏ nhất trước, sau đó mới tính đến khoản nợ lớn nhất, bất kể lãi suất là bao nhiêu. 
  • Phương pháp tuyết lở gợi ý rằng bạn nên trả hết các khoản nợ với lãi suất lớn trước, sau đó giảm dần đến khoản nợ có lãi suất thấp nhất. 

Phương pháp tuyết lở này cho phép bạn trả số tiền lãi ít nhất. Tuy nhiên, phương pháp quả cầu tuyết có thể giúp bạn cảm thấy được trao quyền và vì thế bạn sẽ có thể trả nợ nhanh hơn.

7. Tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm

Tiết kiệm một cách nhất quán là cách quan trọng để đạt được sự an toàn tài chính. Nếu bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu, hãy thử áp dụng quy tắc tiết kiệm 50/30/20 như sau:

  • 50% các nhu cầu như nhà ở, tiện ích và cửa hàng tạp hóa
  • 30%  theo sở thích, chẳng hạn như mua sắm và sở thích
  • 20% trên các khoản tiết kiệm, chẳng hạn như kế hoạch hưu trí và quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp

an toàn tài chính

8. Kiếm nhiều tiền hơn

Một cách khác để tăng cường an toàn tài chính là kiếm thêm nhiều tiền hơn. Ví dụ, bạn có thể thương lượng mức lương, tìm kiếm một công việc có mức lương cao hơn hoặc kiếm thêm một công việc phụ. 

Các ý tưởng để tăng thêm thu nhập nhanh hơn là bắt đầu kinh doanh dropshipping, trở thành nhà tiếp thị liên kết và bắt đầu một blog. 

9. Đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau

Nếu đầu tư là một phần trong kế hoạch an toàn tài chính của bạn, hãy đảm bảo rằng bạn không bỏ tất cả trứng vào một giỏ. Thay vào đó, hãy phân bổ tiền của bạn vào nhiều khoản đầu tư khác nhau. Bằng cách này, nếu một lĩnh vực kinh doanh của bạn thất bại, bạn sẽ không mất tất cả.

10. Cần nhất quán

Để tạo ra sự an toàn tài chính lâu dài, bạn cần tập trung vào việc xây dựng những thói quen bền vững. Theo Jim Rohn, doanh nhân và diễn giả đã nói: “Thành công không kỳ diệu cũng không bí ẩn. Thành công là kết quả tự nhiên của việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản một cách nhất quán”.

#antoantaichinh #tudotaichinh #monfin