Làm sao để giàu có - Khi triệu đô là không đủ

Đây là một vấn đề nan giải. Khi mới tốt nghiệp, bạn ra trường với mong muốn có mức thu nhập triệu đô. Cho tới khi hiện thực hóa được ước mơ, bạn lại bắt đầu tự hỏi “Làm sao để giàu có hơn nữa?” Độ giàu có của một cá nhân được tính trên giá trị ròng mà người đó thu được. Nó không được xác định dựa trên thu nhập, vì thuế thu nhập tại Mỹ rất cao (có khi lên tới 50%). Vì vậy, để càng giàu khó hơn, mục tiêu của bạn là tạo thêm nhiều giá trị tài sản ròng hơn nữa.

Đây là một vấn đề nan giải. Khi mới tốt nghiệp, bạn ra trường với mong muốn có mức thu nhập triệu đô. Cho tới khi hiện thực hóa được ước mơ, bạn lại bắt đầu tự hỏi “Làm sao để giàu có hơn nữa?”

Độ giàu có của một cá nhân được tính trên giá trị ròng mà người đó thu được. Nó không được xác định dựa trên thu nhập, vì thuế thu nhập tại Mỹ rất cao (có khi lên tới 50%). Vì vậy, để càng giàu khó hơn, mục tiêu của bạn là tạo thêm nhiều giá trị tài sản ròng hơn nữa.

Khát vọng giàu sang

Kể từ khi còn nhỏ, tôi đã muốn mình trở nên giàu có. Tôi lớn lên chứng kiến cảnh nghèo đói tại Malaysia, và điều đó khiến tôi sợ hãi cái nghèo.

Làm sao để giàu có

Năm cấp hai, tôi biết được những người bạn nghèo phải sống trong những nhà kho cùng với cả gia đình đông đúc, chỉ được ăn hai bữa đơn giản mỗi ngày, cha mẹ họ phải làm nhiều công việc để kiếm sống. Trong khi đó, những người bạn giàu có của tôi sống trong những biệt thự trên đồi với tài xế riêng. Cha mẹ của họ đều là những người kinh doanh. Đó là hai hoàn cảnh khác biệt.

Một trong những điều may mắn nhất mà tôi từng làm là không bán tháo tài sản trong thời kỳ suy thoái những năm 2008, 2009 - điều mà nhiều người đã làm trong cơn hoảng loạn. Và cũng rất may là tài sản của tôi khi đó đều là những khoản đầu tư khó bán bao gồm bất động sản, quỹ tư nhân,...

Tương tự những gì đã xảy ra trong cuộc suy thoái 2008-2009, cuộc suy thoái 2020-2021 cũng thúc đẩy tôi cố gắng tạo thêm nhiều của cải hơn nữa.

Cố gắng chống đỡ

Trong thời kỳ khủng hoảng 2008 - 2009 nhiều trang web về tài chính cá nhân được rao bán với giá từ 1 đến 4 triệu đô la. Mặc dù số tiền đó là khá lớn, nhưng dựa trên tình hình tài chính lúc đó và việc áp thuế thu nhập, người bán cũng chẳng được là bao.

Ví dụ của tôi như sau: Một chủ sở hữu web với mức thu lợi từ web khoảng 700.000 đô la/ năm trước khủng hoảng đã quyết định bán trang web của mình với giá chỉ 2.500.000 đô la. Tôi cho rằng đấy là một mức giá quá thấp. Vì sao? Trong trường hợp trang web ấy thuộc quyền sở hữu của nhiều người, khoản thu 2 triệu rưỡi đô (sau khi bị áp thuế thu nhập khoảng 40% - còn 1 triệu rưỡi đô) còn tiếp tục bị chia đều.

Khi đó, dù có thể đầu tư với lợi nhuận 8%, để có thể kiếm được 700 nghìn đô, một người cần phải đầu tư tới gần 9 triệu đô tiền vốn. Có người cho rằng kẻ đã bỏ ra 2 triệu rưỡi đô để mua trang web nêu trên đã đi một bước sai lầm. Tuy nhiên, hãy nghĩ lại. Sau khi thị trường ổn định lại, với mức thu như trước, anh ta chỉ cần làm 4 năm để có thể thu hồi vốn. Không tính là nhanh, nhưng cũng không hề chậm, và còn có thể tiếp tục tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Trong khi đó, người bán kia chưa chắc đã có cách nào khác để kiếm tiền sau khủng hoảng. Vì vậy, khi suy thoái ập đến, hãy cố gắng chống đỡ và giữ tài sản của mình càng lâu càng tốt. Sau suy thoái, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn.

Cân nhắc tới thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để thu hồi chi phí đầu tư. Trong ví dụ về bán trang web ở trên, nếu người mua có thể duy trì mức lợi nhuận hoạt động của mình, anh ta sẽ thu hồi toàn bộ khoản đầu tư 2.500.000 đô la của mình chỉ trong 3,6 năm. Và sau thời gian đó, anh ta sẽ có thể kiếm lợi nhuận tới 28% một năm! Tiếp tục như vậy trong một thập kỷ sẽ khiến anh ta trở nên giàu có.

Giả sử người mua có năng lực và khả năng chuyên môn. Anh ta còn có thể tăng mức lợi nhuận hoạt động từ 700.000 đô la trong năm thứ nhất lên 850.000 đô la trong năm thứ hai và 1.000.000 đô la trong năm thứ ba. Nếu vậy, thời gian hoàn vốn cho khoản đầu tư này được rút gọn xuống còn 2,9 năm.

Quay trở lại thời điểm sau khủng hoảng 2009, chỉ số S&P 500 cho thấy sự tăng trưởng gấp đôi về giá trị của các website. Chỉ số CAPE về chu kỳ kinh tế đạt ở mức 15X và cho đến nay - 2020, chỉ số đó là 30,5X.

Hãy cùng tôi làm vài phép tính để xem người đã chi 2.500.000 đô la cho một trang web vào năm 2010 có thể kiếm được bao nhiêu tiền, nếu anh ta tiếp tục cho trang web hoạt động cho đến nay!

Đầu tư năm 2010: $ 2,500,000

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: $ 700,000

Thời gian hoàn vốn ước tính: 3,6 năm 

Dự tính lợi nhuận hoạt động 8%

Lợi nhuận hoạt động năm 1: $ 700,000

Lợi nhuận hoạt động năm 2: $ 850,000

Lợi nhuận hoạt động năm 3: 1.000.000 đô la - Thời điểm hoàn vốn

Lợi nhuận hoạt động năm 4: 1.000.000 đô la - Ổn định cho tới năm hoạt động thứ 10

Khi đó, tổng lợi nhuận hoạt động trong 10 năm sẽ là 6 triệu đô, với tỷ lệ hoàn vốn khoảng 40%! Con số đó thậm chí còn cao hơn nếu tính mức tăng trưởng thực tế. Có thể nói, việc biết lựa chọn thời điểm đầu tư, cân nhắc thời gian hoàn vốn, và phát triển khoản đầu tư sẽ đem tới cho bạn khoản lợi nhuận khổng lồ.

Lúc này, hãy thử cân nhắc, nếu bạn có thể đầu tư vào một doanh nghiệp, mua nó, hoặc xây dựng doanh nghiệp của riêng mình bạn, sao không thử làm cả ba?

Đừng bị mờ mắt bởi lợi nhuận ngắn hạn

Trong ví dụ nêu trên, tôi đặt một giả thiết là người mua web kia có đủ khả năng để đảm bảo lợi nhuận hàng tháng không đổi, hoặc tăng hơn để đảm bảo thời gian hoàn vốn. Khi đó, chúng ta có thể đưa ra được kết luận: Để càng giàu có, bạn phải học kiên nhẫn.

Khoản tiền lớn khi bán website có thể rất hấp dẫn. Tuy vậy, hãy nhớ lấy một điều là bạn có tài sản, và tài sản đó đang tiếp tục mang lại giá trị! Nên đừng vì một thời điểm suy thoái, lợi nhuận thấp hoặc âm, mà bán chiếc “máy in tiền” của mình đi!

Nếu bạn có thể đầu tư vào một dự án mà có thể đảm bảo được thời gian hoàn vốn dưới năm năm, xin chúc mừng! Khoản đầu tư của bạn sau 5 năm sẽ cơ bản không gặp rủi ro, và (thường) sẽ tạo ra 20% lợi nhuận mỗi năm (dựa trên lịch sử biến động giá thời kỳ khủng hoảng 2009).

Nếu bạn tin bản thân có thể tạo ra lợi nhuận sau khi mua/ đầu tư, hãy làm đi. Còn nếu bạn có đủ bằng chứng để tin rằng dự án đó sẽ tăng giá trị, đừng chần chừ mà đầu tư.

Giàu nhờ bất động sản và sản xuất

Hai trong những phương thức làm giàu yêu thích của tôi là đầu tư vào bất động sản hoặc xây dựng thương hiệu riêng (sản xuất, tạo sản phẩm).

Dưới đây là biểu đồ cho thấy bạn cần phải có bao nhiêu vốn để tạo ra 55.000 đô la thu nhập ròng cho bất động sản và 20.000 đô la cho sản xuất.

Loại hình đầu tư

Mức đầu tư

% lợi nhuận

Mức thu hàng năm

Bất động sản

900 nghìn đô

6%

55 nghìn đô

1.1 triệu đô

5%

1.7 triệu đô

4%

1.8 triệu đô

3%

2.7 triệu đô

2%

5.5 triệu đô

1%

Sản xuất

300 nghìn đô

6%

20 nghìn đô

400 nghìn đô

5%

500 nghìn đô

4%

700 nghìn đô

3%

1 triệu đô

2%

2 triệu đô

1%

Bạn cũng có thể nhận thấy rằng với lãi suất càng thấp thì càng cần phải đầu tư nhiều cho bất động sản và sản xuất. Tôi có một lời khuyên cho bạn: nếu xác định đầu tư vào xây dựng thương hiệu/ sản xuất một thứ gì đó (sách, đồ dùng, web,...) bạn không cần quá khắt khe với số tiền đầu tư (không cần phải đầu tư rất nhiều tiền).

Công thức cho sự giàu có

Lợi nhuận + Vốn sở hữu = Giàu có

Có lý do cho việc rất nhiều người giàu nhất hiện nay là doanh nhân: Họ không chỉ sáng lập ra các doanh nghiệp tạo lợi nhuận cao, họ còn có lượng vốn sở hữu rất cao và vẫn gia tăng hàng năm.

Hầu hết các công việc thông thường không tạo nên được giá trị khác biệt. Khi đến lúc nghỉ hưu, người lao động không còn tạo ra giá trị vì họ không còn khả năng lao động nữa, trừ khi họ đã có những khoản đầu tư từ trước (cho doanh nghiệp, cửa hàng, thương hiệu của bản thân,...)

Tất nhiên, cũng có những lúc bạn đầu tư mà chẳng nhận được gì cả. Lấy ví dụ như Uber: Công ty được định giá 51 tỷ đô vào năm 2015, và cho đến nay vẫn vậy, trong khi họ mở rộng thêm rất nhiều chi nhánh. Điều đó chứng tỏ: nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu của Uber, lợi nhuận bạn thu được gần như bằng không sau 5 năm. Nhưng nếu bạn đầu tư vào cổ phần của họ, chắc hẳn bạn cũng có được một ít lợi nhuận.

Làm sao để càng giàu có?

Sau đây là một số phương pháp giúp bạn trở nên giàu có hơn:

1) Tự thành lập doanh nghiệp

Tôi khuyến khích mọi người tự thành lập cho mình một doanh nghiệp và phát triển thương hiệu cá nhân với nhiều loại ngành nghề, hình thức khác nhau, không chỉ bó hẹp lại trong việc kinh doanh qua mạng (trang web). Có một thương hiệu mạnh, bạn sẽ dễ dàng xoay xở hơn nếu khủng hoảng kinh tế xảy ra. Khi đó, bạn có thể điều chỉnh giá bán - lợi nhuận, và cũng có thể sở hữu nhiều thị phần hơn.

Kiếm tiền từ công việc hiện tại hẳn là tốt, nhưng làm vậy đồng nghĩa với việc bạn đang cố gắng để khiến người thuê của mình trở nên giàu có hơn. Với mỗi đô la bạn kiếm được, người chủ thuê bạn đang kiếm được nhiều hơn gấp chục, thậm chí là trăm lần.

Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp, hãy kiên nhẫn và lập kế hoạch lâu dài. Tôi vẫn nhớ có nhiều lời chê bai từ việc những người sáng lập Snapchat từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 3 tỷ USD từ Facebook vào năm 2013. Lúc đó, bọn họ không biết giá trị thực của Snapchat, nhưng những người sáng lập biết và lên kế hoạch xây dựng nền tảng này lâu dài. Cho tới hiện tại, Snapchat có giá trị xấp xỉ 32 tỷ đô la.

Việc phát triển một doanh nghiệp không phải là dễ dàng. Nhưng chí ít, hãy bắt đầu từ ngày hôm nay. Hầu hết mọi người không muốn cố gắng, và đó cũng chính là lý do tại sao bọn họ không thể giàu hơn được.

2) Thử tham gia một công ty khởi nghiệp

Việc tham gia vào một công ty khởi nghiệp có thể đem đến cho bạn hai khả năng: trở nên nghèo hơn, hoặc giàu hơn. Việc mua vốn sở hữu từ các công ty khởi nghiệp có thể nói là khá rẻ, tuy nhiên, giá trị của chúng có thể tăng mạnh, mang tới cho bạn một khoản lời lớn, cũng có thể giảm sâu, làm cho bạn mất hết khoản tiền đầu tư. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi đầu tư.

Đầu tư vào một công ty khởi nghiệp cũng như mua vé số, rất khó để trúng thưởng. Bạn là người quyết định có nên tham gia hay không, tìm kiếm một vận may cho mình. Bạn tham gia một công ty khởi nghiệp càng sớm thì càng dễ có được nhiều vốn sở hữu. Nhưng chính những công ty khởi nghiệp non trẻ này lại có tỷ lệ rủi ro đầu tư cao nhất. Nếu có thể, chỉ thương lượng đầu tư một khoản nhất định.

3) Làm người cấp vốn

Người cấp vốn là người đứng ra bỏ một số tiền lớn để đầu tư cho doanh nghiệp, với mục đích đổi lấy quyền sở hữu trong doanh nghiệp đó. Tôi khuyên mọi người chỉ nên đầu tư khoản tiền thừa của mình cho hoạt động này, bởi độ rủi ro rất cao. Việc đầu tư này rất dễ giao động, và bạn cần phải đầu tư một khoản tiền kha khá để thu lại lợi nhuận lớn.

Kể cả khi bạn được hứa hẹn đầu tư với mức lợi nhuận gấp 100 lần, hãy nhớ rằng bạn còn cần phải trả thuế thu nhập cao tương ứng. Đây cũng không được coi là một cách làm giàu hiệu quả.

4) Làm việc cho một tập đoàn công nghệ độc quyền

Nếu bạn muốn làm giàu trong thời gian ngắn, việc làm việc cho một tập đoàn công nghệ độc quyền như Google, Facebook hay Apple có thể không giúp được bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ được trả lương cao hơn so với những công việc bình thường, và thậm chí nhận được những khoản ưu đãi vô cùng lớn.

Google trả lương cho các kỹ sư phần mềm 23 tuổi với một năm kinh nghiệm khoảng 200.000 đô la một năm. Nếu họ tiếp tục làm việc cho đến năm 30 tuổi, mức lương thưởng trung bình sẽ là 350.000 đô la một năm. Còn nếu họ thuộc top 15% nhân viên xuất sắc, thu nhập hàng năm có thể lên tới 400.000 đô la.

Cách dễ nhất để trở nên giàu có

Rõ ràng, việc tham gia vào một công ty khởi nghiệp hoặc một tập đoàn độc quyền về công nghệ có độ cạnh tranh rất cao. Còn việc lựa chọn trở thành nhà đầu tư cho một doanh nghiệp lại yêu cầu bạn phải có khả năng tính toán, cân nhắc, can đảm, và điều kiện về tài chính.

Vì vậy, có thể nói cách dễ nhất để trở nên giàu có là bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn. Bạn có thể cân nhắc làm song song công việc hiện tại và chăm lo cho công việc kinh doanh như một khoản thu nhập phụ. Bạn muốn giàu hơn nữa? Hãy đầu tư thêm nhiều thời gian vào chúng.

Cái lợi của việc tự xây dựng doanh nghiệp là nó không yêu cầu nhiều về: bằng cấp, vốn, hay được sự cho phép của ai. Tất cả điều bạn cần làm là bắt tay vào kinh doanh.

Nếu bạn muốn giàu hơn, tài sản đầu tư của bạn phải ngày càng tăng. Bạn có thể may mắn khi đầu tư vào một số công ty khởi nghiệp, nhưng sự may mắn không thể giúp bạn thực sự giàu. Xây dựng và phát triển doanh nghiệp cá nhân mới có thể.

Giới thiệu công cụ làm giàu Online

Để có thể kiếm được nhiều tiền, bạn cần phải liên tục theo dõi sát sao các khoản đầu tư của mình. Công cụ Personal Capital (vốn cá nhân) có thể giúp bạn làm điều đó.

Đây là công cụ quản lý tài sản online miễn phí số một, có khả năng giám sát dòng tiền, kiểm soát các khoản đầu tư của bạn (thông qua công cụ Investment Check-up tool đã từng đoạt giải thưởng). Nhờ sử dụng công cụ này, tôi phát hiện được mình đang phải trả hơn 1.700 đô trên năm mà bản thân tôi không hề hay biết.

Sau khi bạn đã liên kết những tài khoản tài chính của mình, công cụ lập kế hoạch hưu trí (Retirement Planning calculator) có thể giúp bạn tính toán tình hình tài chính tương lai bằng thuật toán mô phỏng Monte Carlo tiên tiến. Tôi đã sử dụng trang web này từ những năm 2012, và chúng rất có ích trong việc kiểm soát tài chính.