Bí kíp làm giàu: Đừng từ bỏ

Từ khi học đại học, hoặc thậm chí là sớm hơn, nhiều người tự đặt cho mình thu nhập mục tiêu để phấn đấu. Số tiền đó có thể là vài triệu, vài chục triệu, hoặc thậm chí là vài trăm triệu, vài tỷ.

Nhưng có một vấn đề lớn hơn xảy ra: Sau khi họ đã đạt được mục tiêu của mình, những người đó không muốn dừng lại. Họ muốn phát triển hơn, kiếm được nhiều hơn, trở nên giàu có hơn. Vậy, làm thế nào? Bài viết sau đây đưa đến cho bạn những Bí kíp làm giàu.

Bài viết này được truyền cảm hứng từ một bài viết của tác giả người Mỹ, với những kinh nghiệm, điều lệ, mức tiền tệ,... về tài chính áp dụng theo nhận thức của người Mỹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ áp dụng tri thức đó vào thị trường Việt, đem lại sự gần gũi cho người đọc. 

Định hướng ước mơ

Từ khi học đại học, hoặc thậm chí là sớm hơn, nhiều người tự đặt cho mình thu nhập mục tiêu để phấn đấu. Số tiền đó có thể là vài triệu, vài chục triệu, hoặc thậm chí là vài trăm triệu, vài tỷ. Nhưng có một vấn đề lớn hơn xảy ra: Sau khi họ đã đạt được mục tiêu của mình, những người đó không muốn dừng lại. Họ muốn phát triển hơn, kiếm được nhiều hơn, trở nên giàu có hơn. Vậy, làm thế nào? Bài viết sau đây đưa đến cho bạn những bí kíp cần nắm được để làm giàu.

Bí kíp làm giàu

Thuế thu nhập cá nhân của người Việt khá khác so với người Mỹ. Đối với người Mỹ, ai càng kiếm được nhiều tiền, thuế thu nhập mà người đó phải đóng càng nhiều, có khi lên tới 40-50% tiền lương. Trong khi đó, hầu hết thuế thu nhập của người Việt được tính cho công ty nơi người đó làm việc ở mức 20%.

Theo như nhận định của chuyên gia, người giàu có là những người có mức thu nhập sau thuế cao, chứ không phải trước thuế (vì sẽ bị trừ theo phần trăm). Vậy thì làm sao để gia tăng mức thu nhập sau thuế này?

Chuyện đầu tư trong thời khủng hoảng

Câu chuyện được đặt trong bối cảnh thời kỳ suy thoái kinh tế những năm 2008 - 2009, khi nhiều người sợ hãi trước sự sụp đổ của nền kinh tế và mong muốn tìm đường thoát thân. Nhiều người chấp nhận bán tháo tài sản của mình bao gồm chứng khoán, cổ phiếu, dữ liệu, website,… để đổi lấy tiền mặt, thu hồi vốn với mức giá rẻ mạt. Ở đây, tác giả cực lực phản đối cách tư duy hữu hạn này: thu về một món lời lớn khi bán tài sản, không chú ý tới lợi nhuận dài hạn mà những khoản tài sản này sẽ tạo ra được.

Có người muốn bán, hiển nhiên cũng có những người muốn mua. Theo như ví dụ của tác giả người Mỹ, những người mua thường sẽ xem xét hai điều kiện chính trước khi mua lại những loại tài sản này: khả năng tạo giá trị trước thời điểm suy thoái kinh tế, và khả năng hoàn vốn thực tế trong và sau suy thoái.

Khả năng tạo giá trị trước thời điểm suy thoái thường được xem xét trên khía cạnh: khả năng sản xuất và sinh lời trên năm. 2 mặt này khá dễ để điều tra tìm hiểu, vì cơ bản dữ liệu đều được ghi lại trong lịch sử. Còn mặt thứ hai: khả năng hoàn vốn thực tế trong và sau suy thoái lại phụ thuộc rất nhiều vào phía của nhà đầu tư. Vấn đề ở đây là:

- Lý do người chủ trước bán tháo tài sản: chúng không còn có giá trị và khả năng tạo giá trị như ban đầu (sụt giảm giá).

- Cân nhắc về mức vốn đầu tư: thời điểm kinh tế suy thoái, tài sản cố định (đất, nhà) khó bán, giá trị của một tài sản không cố định thường sẽ giảm từ 50-60%, nhưng cũng không được coi là một khoản nhỏ.

- Khả năng tái sản xuất và tạo giá trị: phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư mới. Để có thể tiếp tục kiếm được tiền, người sở hữu phải tìm ra được một hướng đi, xu hướng phát triển mới nhằm mục đích: phát triển vượt khủng hoảng, hoặc cố gắng duy trì cho qua khủng hoảng.

- Khả năng hoàn vốn: với một khoản đầu tư mua lại khá lớn, việc hoàn vốn trong thời gian ngắn, đặc biệt là trong khủng hoảng, là rất khó khăn. Nhà đầu tư cần phải có kế hoạch dài từ 3 năm trở lên để có thể ít nhất là hoàn được vốn. Không bỏ qua được nguy cơ: tài sản không có khả năng tạo lợi nhuận nữa và hoàn toàn mất giá trị.

Có thể nói, việc có thể vực dậy giá trị của tài sản hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo nhận định của tác giả, giai đoạn khó khăn nhất đó chính là trong khủng hoảng, vì cung nhiều, cầu thấp, giá trị suy giảm, cạnh tranh sáng tạo. Điều mà doanh nghiệp cần là cố gắng bám trụ, tìm cách duy trì qua khủng hoảng, như vậy, khoản đầu tư kia cũng sẽ có ít nhiều khả năng tạo ra giá trị mới.

Còn không hướng làm giàu khác?

Vậy ngoài việc thu mua tài sản mất giá trị và tìm phương hướng phát triển mới, chúng ta còn có thể làm gì để làm giàu? Phần lớn những người giàu hiện nay đều có lịch sử làm doanh nhân. Họ không chỉ là những người sáng lập các cửa hàng, công ty, thương hiệu, mà còn là những nhà đầu tư tài ba. Vậy, có lẽ, con đường để làm giàu là làm theo những doanh nhân này. Nếu bạn đã có một khoản tiền khá lớn và sẵn sàng đầu tư kiếm lời, hãy tham khảo hai phương pháp sau đây:

- Sáng lập một doanh nghiệp mới: Không gì bằng việc sở hữu riêng một doanh nghiệp cho bản thân. Bạn có thể làm được những việc mình muốn, tự quản lý hướng phát triển của bản thân.

- Đầu tư vào một công ty khởi nghiệp/ doanh nghiệp mới: những công ty/ doanh nghiệp này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển, hơn nữa, việc đầu tư vào từ những ngày đầu có thể đem lại nhiều lợi ích cho bạn như cổ phiếu, cổ phần,… và thậm chí là mua lại ý tưởng của họ.

Còn nếu bạn có ít tiền, nhưng có khả năng làm việc, hãy thử ứng tuyển vào những công ty lớn, tại đây mức lương sẽ rất lý tưởng, và bạn có thể kiếm được một khoản tiền khá ổn định trong thời gian ngắn, thuận lợi đầu tư sau này.

Trên đây là một số phân tích về cách làm giàu không chỉ trong thời kỳ suy thoái cũ (2008-2009) mà còn có thể được ứng dụng trong cả hoàn cảnh ngày nay, khi kinh tế suy thoái vì đại dịch (từ 2019). Chúc các bạn thành công lựa chọn hướng đi cho mình!