Lập kế hoạch tiết kiệm hưu trí chuẩn “SÁCH GIÁO KHOA”

Không bao giờ là quá sớm/ quá muộn để lên kế hoạch tiết kiệm hưu trí. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn cách tiết kiệm hưu trí hiệu quả cùng những lưu ý hữu ích theo từng mức tuổi.

Không bao giờ là quá sớm/ quá muộn để lên kế hoạch tiết kiệm hưu trí. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn cách tiết kiệm hưu trí hiệu quả cùng những lưu ý hữu ích theo từng mức tuổi.

kế hoạch tiết kiệm hưu trí

Từ 20 tới 30 tuổi: Bắt đầu tiết kiệm

Nhiều cố vấn tài chính nhận định: một khoản đầu tư tốt nhất mà bạn nên chuẩn bị từ sớm là lập quỹ dự phòng, đảm bảo cung cấp cho bạn một khoản chi phí phòng trường hợp khẩn cấp hoặc mất việc. Quỹ này cũng đảm bảo bạn không phải trang trải bằng thẻ (vay) tín dụng hoặc các khoản vay lãi suất cao khác.

Bạn có thể bắt đầu và tích lũy quỹ cá nhân theo thời gian, với mức tiền dự tính được kiến nghị tương đương với chi phí sinh hoạt trong 3 tới 6 tháng, đủ để giúp bạn trang trải qua thời kỳ khó khăn (nếu có).

Quản lý các khoản vay

Độ tuổi 20 tới 30 là khi mọi người tập trung đầu tư/ vay vào những việc như kết hôn, lập gia đình hoặc mua nhà. Các chuyên gia kinh tế khuyên bạn cần đảm bảo quản lý được khoản vay của bản thân, tránh các khoản vay lãi suất cao hay những khoản nợ trên thẻ (vay) tín dụng trước khi lên kế hoạch tiết kiệm.

Ông Bruce McClary - phó chủ tịch cấp cao của Tổ chức tư vấn Tín dụng Mỹ (NFCC) đưa ra lời khuyên: “Hãy kiểm soát bản thân để không vay nợ quá mức, đồng thời cân bằng các khoản chuyển nhượng hoặc hợp nhất đầu tư. Điều đó có thể giúp bạn giảm bớt lãi suất và phí phải trả, tiết kiệm được một khoản lớn (theo thời gian) và đảm bảo an toàn cho kế hoạch tiết kiệm hưu trí của bạn”.

Theo dõi chi tiêu

Một cách tiết kiệm đáng cân nhắc khác là tiết kiệm tự động hóa. Bạn có thể lập trình và gửi trực tiếp một phần tiền lương hàng tháng của mình vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản đầu tư. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo tiết kiệm đúng kế hoạch và giới hạn chi tiêu hợp lý hơn.

Bạn có thể kiểm tra chi tiêu của mình định kỳ để xác định được tiền của mình được dùng vào việc gì. Lập kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn đánh giá tiến trình của kế hoạch tiết kiệm và nhắc nhở bạn cân nhắc lại khoản chi khi cần thiết.

Bắt đầu tiết kiệm từ sớm

Nếu công ty bạn có hỗ trợ cho nhân viên quỹ 401k (quỹ hưu trí tư nhân nhằm thu hút tài năng), hãy tham gia. Đồng thời, hãy nghiên cứu các khoản phí được đề cập để quyết định mình sẽ đầu tư vào loại quỹ nào: quỹ hưu trí tư nhân 401k, quỹ hưu trí cá nhân IRA, hay cả hai loại quỹ này. Tất nhiên, dù bạn gửi tiền vào quỹ nào đi nữa cũng đều có cùng một mục đích là kiếm được thêm nhiều tiền. Đừng quên: mục tiêu cuối cùng là gia tăng khoản tiết kiệm mỗi năm. Vậy nếu bạn có đủ khả năng tài chính, sao không đóng cả 2 loại quỹ?

Theo lời ông Robert Johnson - Giáo sư Tài chính tại Đại học Creighton’s Heider College of Business, nếu bạn bắt đầu đầu tư sớm, bạn sẽ có cơ hội phát triển với thu nhập kép - tiền làm thêm hàng tháng và tiền lãi từ đầu tư.

Đối với việc đầu tư, lãi suất kiếm được sẽ không ngừng được tái đầu tư để giúp bạn kiếm thêm nhiều lợi nhuận. Qua một thời gian dài đầu tư, kể cả số tiền bạn bỏ ra có ít đến đâu, đến khi bạn về hưu, đó sẽ là một khoản tiền không hề nhỏ.

Đầu tư sớm đồng nghĩa với việc bạn có nhiều khả năng quản lý danh mục đầu tư của mình hơn (nắm giữ nhiều cổ phiếu hơn trái phiếu/ tiền mặt). Điều này có vai trò quan trọng trong việc gia tăng khoản tiết kiệm của bạn: Cổ phiếu tuy chịu nhiều biến động từ thị trường nhưng lại có thời gian đầu tư dài, nên dù thị trường gặp suy thoái, bạn vẫn có cho mình nhiều thời gian để đợi giá trị của nó phục hồi.

Johnson nhận định: “Sai lầm lớn nhất của những người ở độ tuổi 20 là không muốn chấp nhận rủi ro. Chúng ta phải biết dùng tiền để đầu tư chứ không phải chỉ đơn thuần tiết kiệm tiền cho thời kỳ hưu trí.”

Từ 40 tới 50 tuổi: Đảm bảo kế hoạch đi đúng hướng

Hãy tìm hiểu về quỹ hưu trí cá nhân IRA bởi chúng mang lại lợi thế về thuế hấp dẫn cho những người tiết kiệm để nghỉ hưu. Tài khoản hưu trí cá nhân Roth IRA cho người dùng quyền tiếp cận với nhiều loại tiền cùng mức thuế áp dụng khác nhau khi rút ra trong thời gian nghỉ hưu, tùy thuộc vào lựa chọn cá nhân.

Nếu bạn đã trên 50 tuổi mà vẫn chưa hoàn thành khoản đóng yêu cầu của quỹ hưu trí tư nhân 401k, sở thuế vụ (IRS) vẫn sẽ tạo điều kiện cho bạn có thể tiếp tục đóng quỹ.

Quỹ này từ năm 2020 cho tới nay tạo điều kiện cho người dùng đóng tới 26.000 đô la (đối với quỹ hưu trí tư nhân 401k), và 7.000 đô la (đối với quỹ hưu trí cá nhân IRA). 

Bớt chi phí

Jill Fopiano - Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành của công ty Hoạch định Tài chính O‘Brien Wealth Partners tại Boston gợi ý: “Những người trong độ tuổi từ 40 đến 50 nên nghĩ cách để cắt bớt chi phí, thay vào đó là tiết kiệm và đầu tư nhiều nhất có thể. Nếu con bạn đã chuyển ra ngoài sống/ lập gia đình, căn nhà của bạn quá lớn mà không sử dụng hết, bạn có thể cân nhắc chuyển tới một nơi ở nhỏ hơn. Số tiền có được từ căn nhà cũ có thể được dùng để đầu tư cho tương lai của bạn,"

Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết tiết kiệm cái gì, bớt cái gì, đầu tư vào đâu,... hãy xin ý kiến từ chuyên gia tài chính. Họ có thể giúp xem xét kế hoạch đầu tư của bạn, điều chỉnh khi cần thiết và theo dõi tiến độ của chúng.

Cân nhắc tới phí chăm sóc sức khỏe

Việc bạn không may mắc bệnh có thể trong nháy mắt phá hỏng kế hoạch tiết kiệm hưu trí đã lập ra. Hãy xem xét và trang bị cho mình bảo hiểm y tế dài hạn, đặc biệt là khi bạn còn đang trong độ tuổi 40 - 50, vẫn còn trẻ, đủ sức khỏe để có thể mua bảo hiểm với mức giá tốt nhất.

Bạn cũng có thể lựa chọn hình thức khác, đó là đầu tư vào một tài khoản tiết kiệm y tế (HSA). Tài khoản này có thể sử dụng để trang trải chi phí y tế cho bạn trong hiện tại và cả tương lai, đi kèm với mức ưu đãi về thuế (do các khoản đóng được tính trước thuế, các khoản đầu tư về tài khoản tiết kiệm này được miễn thuế và bạn cũng không phải trả thuế khi rút tiền từ đây), và khả năng luân chuyển số dư từ năm này sang năm khác.

Từ 60 đến 70 tuổi: Chuẩn bị nghỉ hưu

Giáo sư Johnson cho rằng: “Nếu bạn chỉ còn cách từ 5 năm trở xuống cho tới khi mình nghỉ hưu, hãy cân nhắc đảm bảo an toàn với khoản tiết kiệm hưu trí của mình. Chỉ cần một đợt suy thoái lớn xảy ra trên thị trường ngay trước khi nghỉ hưu cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của bạn”,

Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng khoảng thời gian hưu trí của bạn có thể kéo dài tới 30 - 40 năm. Do đó, việc rút toàn bộ tiền hưu trí (thường sẽ bị hạn chế ở một mức nhất định) cũng có thể khiến bạn mất đi lợi ích của bản thân.

Hãy phân chia tài sản đầu tư của mình trên nhiều lĩnh vực để đề phòng biến động thị trường; hoặc đề phòng rủi ro lợi nhuận khi bán tháo chứng khoán trong trường hợp. thị trường đi xuống. Đảm bảo cho mình một khoản thu nhập cố định sẽ giúp cuộc sống của bạn linh hoạt hơn kể cả sau khi về hưu qua việc đầu tư vào biến động cổ phiếu và trái phiếu.

Lập kế hoạch tài chính chi tiết

Khi bạn sắp nghỉ hưu, việc lập một kế hoạch tài chính chi tiết (xác định tuổi nghỉ hưu, số tiền bạn có thể cần chi tiêu, làm sao để vẫn có thu nhập,...) có thể đảm bảo được quãng thời gian “hưởng thụ” của bản thân không gặp phải vấn đề về tài chính.

Thời gian rút tiền từ các gói An sinh Xã hội dựa trên số tiền trợ cấp hàng tháng cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Theo quy định, nếu bạn lựa chọn về hưu sớm và bắt đầu nhận trợ cấp, khoản tiền nhận được hàng tháng của bạn sẽ bị giảm đáng kể (theo cách trả dựa trên trung bình tháng của bên bảo hiểm). Mức độ tuổi về hưu đa dạng dựa trên từng khu vực, bên bảo hiểm và loại gói An sinh Xã hội mà bạn lựa chọn. Hãy nhớ, mức lương hưu mà bạn nhận được sẽ nhiều nhất chỉ khi bạn về hưu đúng thời điểm quy định.

Hãy xem xét thêm những yếu tố khác như: tuổi thọ, loại việc làm hậu hưu trí (toàn thời gian/ bán thời gian), thuế,... để có thể lựa chọn thời điểm hợp lý nhất để bắt đầu nhận An sinh Xã hội.

Một trong những bí kíp để thành công (kể cả trong việc đầu tư hay tiết kiệm hưu trí) là đặt ra các mục tiêu một cách chi tiết, rõ ràng theo thời gian thực hiện. Tuy rằng việc lập mục tiêu này có thể khó khăn, chúng cũng sẽ giúp bạn vững tin và đi đúng hướng, đảm bảo lợi ích hưu trí sau này.